Khi xảy ra tai nạn lao động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay bên thuê lại lao động là người có trách nhiệm bồi thường?
Quyền và nghĩa vụ của công ty thuê lại lao động theo quy định mới nhất hiện nay?
Theo Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động cụ thể như sau:
"Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
4. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
5. Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
6. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động."
Như vậy, khi thuê lại lao động động thì công ty bạn sẽ có những quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tại nạn lao động đối với lao động thuê lại
Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là bao nhiêu?
Tại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động cụ thể như sau:
"Điều 53. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động."
Theo đó, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay bên thuê lại lao động là người có trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động?
Căn cứ theo Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động như sau:
"Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động."
Như vậy, trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tại nạn lao động sẽ do bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động thỏa thuận với nhau và sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động. Do đó, khi công nhân của công ty bạn thuê lại xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc của công ty thì trách nhiệm bồi thường sẽ được xác định theo quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
Tải về mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Doanh nghiệp không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động thì có được sử dụng lao động thuê lại không?
Tại khoản 3 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
"3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập."
Như vậy, nếu doanh nghiệp thuê lại lao động không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp đó sẽ không được sử dụng lao động thuê lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?