Muốn tổ chức giải thi đấu xe đạp thì địa điểm thi đấu cần đáp ứng những điều kiện gì? Tổ chức giải thi đấu xe đạp thì phải có bao nhiêu trọng tài?
Muốn tổ chức giải thi đấu xe đạp thì địa điểm thi đấu cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BVHTTDL có quy định điều kiện chung về địa điểm thi đấu như sau:
Điều kiện chung về địa điểm thi đấu
1. Có đường đua, sân đua phù hợp với tính chất và quy mô của giải đấu theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này.
2. Địa điểm tổ chức thi đấu phải có khu vực khởi động, khu vực vệ sinh, thay đồ, để xe.
3. Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các địa điểm thi đấu và địa điểm tổ chức các buổi lễ chính thức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức giải thi đấu xe đạp thì địa điểm thi đấu phải có những điều kiện sau:
- Các đường đua, sân đua phải phù hợp với tính chất và quy mô của giải đấu;
- Địa điểm tổ chức thi đấu phải có khu vực khởi động, khu vực vệ sinh, khu vực thay đồ, để xe;
- Phải đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các địa điểm thi đấu và địa điểm tổ chức các buổi lễ chính thức theo quy định của pháp luật
Tổ chức giải thi đấu xe đạp (Hình từ Internet)
Tổ chức giải thi đấu xe đạp thì phải có bao nhiêu trọng tài?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 14/2013/TT-BVHTTDL có quy định điều kiện về trọng tài như sau:
Điều kiện về trọng tài
1. Trọng tài điều hành giải trong hệ thống giải thể thao thành tích cao cấp quốc gia phải được Liên đoàn Xe đạp -Mô tô thể thao Việt Nam công nhận và triệu tập làm nhiệm vụ.
Số lượng trọng tài mô tô: tối thiểu 1 trọng tài/5 vận động viên nhưng không được ít hơn 30 trọng tài mô tô.
2. Đối với các cuộc thi đấu do địa phương, ngành tổ chức: Trọng tài điều hành giải phải được Liên đoàn Xe đạp - Môtô thể thao địa phương hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận và triệu tập.
Số lượng trọng tài mô tô tối thiểu là 25 trọng tài
Theo quy định trên thì điều kiện về trọng tài như sau:
- Trọng tài điều hành giải trong hệ thống giải thể thao thành tích cao cấp quốc gia phải được Liên đoàn Xe đạp -Mô tô thể thao Việt Nam công nhận và triệu tập làm nhiệm vụ.
Số lượng trọng tài mô tô: tối thiểu 1 trọng tài/5 vận động viên nhưng không được ít hơn 30 trọng tài mô tô.
- Các cuộc thi đấu do địa phương, ngành tổ chức: số lượng trọng tài mô tô tối thiểu 25 trọng tài.
- Các cuộc thi trong hệ thống giải thể thao thành tích cao cấp quốc gia: số lượng trọng tài mô tô (tối thiểu 1 trọng tài/5 vận động viên nhưng không ít hơn 30 trọng tài mô tô).
Khi tổ chức giải đấu xe đạp thì ban tổ chức phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 14/2013/TT-BVHTTDL có quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Ban Tổ chức giải có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
b) Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin – truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các giải thi đấu được tổ chức tại Việt Nam nhưng có lộ trình đường đua đi qua nhiều quốc gia:
a) Tổ chức đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao có lộ trình đường đua đi qua quốc gia khác có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức; báo cáo và gửi văn bản xin phép tổ chức giải tới cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch; các Bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Đại diện của tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch ủy quyền làm việc trực tiếp với các cơ quan của nước bạn để thống nhất về kế hoạch phối hợp tổ chức, đảm bảo an toàn và các yêu cầu về chuyên môn;
c) Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan xuất cảnh, nhập cảnh của các quốc gia có đoàn đua đến, đi qua đảm bảo việc thực hiện xuất cảnh, nhập cảnh cho người và các loại phương tiện của đoàn đua nhanh, gọn, đúng thủ tục quy định.
Như vậy, tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của ban tổ chức như sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
- Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin – truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?