Muốn thăng hạng chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 thì cần có giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 3 tối thiểu mấy năm?
- Muốn thăng hạng chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 thì cần có giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 3 tối thiểu mấy năm?
- Viên chức giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 có được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 không?
- Nhiệm vụ của viên chức giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 được quy định ra sao?
Muốn thăng hạng chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 thì cần có giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 3 tối thiểu mấy năm?
Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II - Mã số: V.03.07.19
...
4. Việc thăng hạng chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II
Viên chức thăng hạng từ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III lên chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II phải có thời gian giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng”.
Căn cứ trên quy định muốn thăng hạng chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 thì viên chức cần có giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 3 tối thiểu đủ 09 năm.
Trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 (Hình từ Internet)
Viên chức giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 có được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 21 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành chăn nuôi và thú y được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp chẩn đoán viên bệnh động vật hạng II, kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng II, Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II, Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
b) Chức danh nghề nghiệp chẩn đoán viên bệnh động vật hạng III, kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III, kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III, kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm thuốc thú y hạng IV, kỹ thuật viên kiểm tra vệ sinh thú y hạng IV, kỹ thuật viên kiểm nghiệm chăn nuôi hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
...
Căn cứ quy định trên thì viên chức giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 có được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38).
Nhiệm vụ của viên chức giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định viên chức giữ chức danh kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng 2 có nhiệm vụ:
- Tổ chức, xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện việc khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định một số loại giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án đó có hiệu quả và chính xác;
- Tổ chức, thực hiện công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi trên cơ sở đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ về kiểm nghiệm, kiểm định và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định của mình;
- Chủ trì tổ chức và thực hiện các quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và đề xuất các biện pháp điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong quá trình sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi và trong quá trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi của các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi để các giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi được sản xuất và trao đổi trên thị trường đảm bảo chất lượng;
- Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các ngành về khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi;
- Tham gia xây dựng và sửa đổi tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi và các quy trình kỹ thuật, quy phạm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi;
- Tham gia soạn thảo nội dung chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật cho các ngạch viên chức cấp dưới về khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?