Muốn làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cần phải có điều kiện gì? Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có những quyền gì?
Muốn làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cần phải có điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Nhà ở 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, muốn làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại cần phải có các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có vốn pháp định theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và có vốn ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
Nhà ở thương mại (Hình từ Internet)
Nhà ở thương mại gồm loại nhà và tiêu chuẩn diện tích như thế nào?
Theo Điều 24 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại
1. Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có những quyền gì?
Căn cứ Điều 25 Luật Nhà ở 2014 quy định:
Quyền của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.
2. Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở; thực hiện huy động vốn, thu tiền cho thuê, cho thuê mua, tiền bán nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về kinh doanh bất động sản và theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
3. Thực hiện các quyền của người sử dụng đất và kinh doanh sản phẩm trong dự án theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
4. Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
5. Được thực hiện quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định tại Điều 9 của Luật này và pháp luật về đất đai.
7. Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Nhà ở do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025? Bằng lái xe cũ có được tiếp tục sử dụng từ 2025 không?
- Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào? Hạn nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào theo quy định?
- Lệ phí môn bài bậc 2 bao nhiêu tiền năm 2025? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình lớp 5 mẫu tham khảo?
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?