Muốn gửi hàng hóa trên xe khách phải cung cấp thông tin gì? Đơn vị kinh doanh vận tải cần phải bảo đảm an toàn giao thông như thế nào?

Cho hỏi muốn gửi hàng hóa trên xe khách phải cung cấp thông tin gì? Bên cạnh đó thì đơn vị kinh doanh vận tải được gửi hàng hóa trên xe của mình thì cần phải bảo đảm an toàn giao thông như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Long đến từ Long An.

Muốn gửi hàng hóa trên xe khách phải cung cấp thông tin gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP như sau:

Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
...
3. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Sử dụng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 53, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 55 của Luật giao thông đường bộ; phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh) và có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe;
b) Không sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi;
c) Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;
d) Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhật được thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải.
đ) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
...

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi cung cấp đầy đủ, chính xác năm thông tin gồm: tên hàng hoá, họ và tên, địa chỉ, số CMND/CCCD, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận. Đối với cân nặng hàng hóa có thể yêu cầu hoặc không.

Gửi hàng hóa trên xe khách

Gửi hàng hóa trên xe khách (hình từ internet)

Đơn vị kinh doanh vận tải được gửi hàng hóa trên xe khách của mình thì cần phải bảo đảm an toàn giao thông như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông.
2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:
a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
b) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa và hành lý của hành khách trước khi xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
...

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải được gửi hàng hóa trên xe khách của mình thì cần phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

Tài xế của đơn vị kinh doanh vận tải có thời gian lái xe liên tục thì thời gian nghỉ giữa hai lần lái là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
...
4. Đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:
a) Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;
b) Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.
...

Theo đó, tài xế của đơn vị kinh doanh vận tải có thời gian lái xe liên tục thì thời gian nghỉ giữa hai lần lái theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:

+ Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;

+ Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.

Kinh doanh vận tải hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa trên cánh cửa xe, tài xế ô tô tải có bị phạt hành chính?
Pháp luật
Khi tham gia giao thông tài xế xe kinh doanh vận tải hàng hóa cần mang theo những loại giấy tờ gì theo quy định?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải đảm bảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa có đầy đủ những nội dung nào?
Pháp luật
Từ 01/7/2023, tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu?
Pháp luật
Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có phải kiểm kê khí nhà kính không? Nếu có thì kiểm kê khí nhà kính được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người lái xe kinh doanh vận tải hàng hóa không mang theo Giấy vận tải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc muốn kinh doanh vận tải hàng hóa thì xin cấp phù hiệu loại gì? Và hồ sơ xin cấp phù hiệu này bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Muốn kinh doanh vận tải hàng hóa thì xin cấp loại phù hiệu gì cho xe ô tô? Không gắn phù hiệu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường phải xin cấp phù hiệu gì và không gắn phù hiệu 'XE TẢI' sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô có phải tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải hàng hóa
799 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào