Muốn giải thể Phòng Đa phương Vụ Hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước có cần ý kiến của Tổng kiểm toán nhà nước không?
Phòng đa phương thuộc Vụ Hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước có chức năng như thế nào?
Phòng đa phương thuộc Vụ Hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Quyết định 64/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về chức năng của Phòng đa phương thuộc Vụ Hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước như sau
3. Phòng Đa phương
a) Chức năng
Phòng Đa phương thuộc Vụ Hợp tác quốc tế có chức năng tham mưu, giúp Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của Kiểm toán nhà nước với ASEANSAI, ASOSAI, INTOSAI và các tổ chức quốc tế có thành viên liên quan đến từ 2 quốc gia trở lên (gọi tắt là các đối tác nước ngoài đa phương).
Như vậy, Phòng Đa phương thuộc Vụ Hợp tác quốc tế có chức năng tham mưu, giúp Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của Kiểm toán nhà nước với ASEANSAI, ASOSAI, INTOSAI và các tổ chức quốc tế có thành viên liên quan đến từ 2 quốc gia trở lên (gọi tắt là các đối tác nước ngoài đa phương).
Phòng Đa phương Vụ Hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ như nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Quyết định 64/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về chức năng của Phòng đa phương thuộc Vụ Hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước như sau
- Xây dựng đề án, chiến lược, kế hoạch hội nhập và hợp tác quốc tế về lĩnh vực kiểm toán nhà nước trong từng thời kỳ với các đối tác nước ngoài đa phương.
- Tổ chức thực hiện, theo dõi, báo cáo kết quả hội nhập và hợp tác quốc tế đa phương; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế đa phương về lĩnh vực kiểm toán nhà nước; tham mưu việc thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ và tham gia các hoạt động của ASEANSAI, ASOSAI, INTOSAI và các đối tác nước ngoài đa phương khác mà Kiểm toán nhà nước là thành viên.
- Tham mưu việc chuẩn bị ý kiến tham gia với Quốc hội, Chính phủ trong đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế đa phương liên quan đến lĩnh vực kiểm toán nhà nước; tham mưu việc thành lập đoàn đàm phán của Kiểm toán nhà nước hoặc đại diện chính thức của Kiểm toán nhà nước khi được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền để tham gia đoàn đàm phán của Quốc hội, Chính phủ với các đối tác nước ngoài đa phương.
- Tham mưu việc đàm phán, soạn thảo, ký kết các thỏa thuận quốc tế và các văn bản hợp tác đa phương khác liên quan đến lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các thỏa thuận quốc tế và các điều ước quốc tế đa phương đã ký kết; tham mưu việc tiếp tục hay chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế đa phương và các văn bản hợp tác đa phương khác của Kiểm toán nhà nước.
- Chủ trì tổ chức các đoàn ra, đoàn vào, hội nghị, hội thảo, đào tạo có yếu tố nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình, dự án hợp tác quốc tế đa phương, các buổi tiếp và làm việc của Kiểm toán nhà nước với các cơ quan đại diện nước ngoài đa phương tại Việt Nam.
- Chuẩn bị nội dung và cung cấp tài liệu liên quan đến các cuộc họp của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và lãnh đạo các đơn vị với đối tác nước ngoài đa phương có quan hệ hợp tác với Kiểm toán nhà nước.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các tổ chức ASEANSAI, ASOSAI, INTOSAI và tổ chức quốc tế đa phương khác có liên quan; định kỳ phát hành và quản lý bản tin quốc tế của Kiểm toán nhà nước.
- Thu thập, cung cấp thông tin, kinh nghiệm quốc tế của các đối tác nước ngoài đa phương liên quan đến lĩnh vực kiểm toán nhà nước; phối hợp với phòng Kế hoạch - Tổng hợp tham mưu việc phổ biến kiến thức và áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước vào thực tiễn hoạt động của ngành.
- Tham mưu việc vận động tài trợ nước ngoài, quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, các cuộc kiểm toán có yếu tố nước ngoài với các đối tác nước ngoài đa phương của Kiểm toán nhà nước; quản lý hồ sơ, tài liệu, báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án, các cuộc kiểm toán có yếu tố nước ngoài với các đối tác nước ngoài đa phương theo quy định.
- Tham mưu việc thành lập các tổ, ban, nhóm công tác của Kiểm toán nhà nước tham gia các hoạt động chuyên môn về kiểm toán nhà nước của các tổ chức quốc tế đa phương; tham mưu việc quy định phạm vi trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các tổ, ban, nhóm công tác và các đơn vị trực thuộc của Kiểm toán nhà nước; đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động của các tổ, ban, nhóm công tác thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế của Kiểm toán nhà nước.
- Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chức trong đơn vị và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, lập báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng, quý, năm và đột xuất của phòng.
- Cử công chức của phòng tham gia các tổ, ban, nhóm công tác khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ.
- Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng công chức của phòng; theo dõi, quản lý hồ sơ công việc, tài sản và các nguồn lực khác thuộc phạm vi quản lý của phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Vụ giao.
Muốn giải thể Phòng Đa phương Vụ Hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước có cần ý kiến của Tổng kiểm toán nhà nước không?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quyết định 1364/QĐ-KTNN năm 2020 quy định như sau:
Tổ chức
....
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Vụ Hợp tác quốc tế do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
Theo đó, muốn giải thể Phòng Đa phương Vụ Hợp tác quốc tế Kiểm toán nhà nước phải có quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?