Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ được căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
- Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
Trước đây, muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ được căn cứ theo Điều 27 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Hồ sơ đăng ký
1. Chủ cơ sở lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử (email) đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký (Phụ lục VIa);
b) Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục IIa) hoặc Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII);
c) Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 21 của Thông tư này;
d) Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ Điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
đ) Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).
2. Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VIb);
b) Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục IIb);
c) Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Do đó, chủ cơ sở lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử (email) đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký (Phụ lục VIa);
- Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục IIa) hoặc Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII);
- Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 21 của Thông tư này;
- Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ Điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT);
- Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).
Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh được quy định tại Điều 14 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
Tước đây, việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh được quy định tại Điều 28 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.
1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá) và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho cơ sở.
2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho cơ sở để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Như vậy, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá) và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho cơ sở.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho cơ sở để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Chứng nhận an toàn dịch bệnh (Hình từ Internet)
Để cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Để cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ 15/02/2023) quy định như sau:
Điều kiện được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật đáp ứng các quy định tương ứng của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản và hướng dẫn chuyên môn của Cơ quan thú y
a) Vị trí địa lý đáp ứng các quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi hoặc thủy sản; tách biệt với cơ sở khác có chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng loài động vật cảm nhiễm; tách biệt với các nguồn có khả năng làm lây nhiễm bệnh đăng ký công nhận an toàn;
b) Khu vực xử lý xác động vật, chất thải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y; khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải ngăn cách với các khu vực khác của cơ sở; các khu vực có nguy cơ nhiễm chéo phải có biển cảnh báo và bố trí tách biệt với nhau, bao gồm: Kho để vật tư nông nghiệp; khu nuôi cách ly động vật; khu vực mổ khám; khu xử lý xác động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh theo quy định hiện hành;
d) Có biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã, các loài động vật khác và vật chủ trung gian truyền bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
đ) Có hệ thống khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và vật tư cần thiết khác tại lối ra, vào cơ sở, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
e) Có trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển chuyên dụng, phù hợp với đối tượng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dễ vệ sinh, khử trùng để giảm thiểu nguy cơ mang tác nhân gây bệnh;
g) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn sinh học theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Có kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
3. Không xảy ra dịch bệnh động vật: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
4. Hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật
a) Thực hiện theo quy định tương ứng tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25, 27, 28, 29, 32, 33 và Điều 35 Luật Thú y, quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư này;
b) Có kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó dịch bệnh theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Trước đây, yêu cầu cần đáp ứng để cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh được quy định tại Điều 14 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) như sau:
Như vậy, để cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
- Không xảy ra dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Thông tư này.
- Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?