Mùng 10 tháng 10 âm là ngày gì? Tết Trùng Thập mùng 10 tháng 10 có phải ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương?

Mùng 10 tháng 10 âm là ngày gì? Tết Trùng Thập mùng 10 tháng 10 có phải ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương của người lao động không? Người lao động có những quyền gì theo Bộ luật Lao động 2019?

Mùng 10 tháng 10 âm là ngày gì?

Tết Trùng Thập là ngày Tết diễn ra vào mùng 10 tháng 10 âm lịch hằng năm. Ngoài ra, ngày Tết này còn được biết đến với tên gọi là ngày Tết thầy thuốc hay trong Phật giáo còn gọi là Tết Hạ Nguyên.

Đối với những người hành nghề thầy thuốc, họ sẽ rất coi trọng ngày Tết Trùng Thập vì theo sách Dược lễ thì vào ngày 10/10 Âm lịch hằng năm là thời điểm chuyển giao của thời tiết từ mùa nóng qua mùa lạnh, tạo nên điều kiện vô cùng thuận lợi. Vậy nên các cây thuốc quý ở khắp mọi nơi sẽ hấp thụ được tất cả khí âm dương của đất trời.

Đối với người dân Việt Nam, ngày Tết Trùng Thập còn được gọi là ngày Tết mừng cơm mới vì ngày 10 10 Âm lịch hằng năm là thời điểm người dân vừa thu hoạch mùa màng xong nên họ sẽ nấu chè, luộc gà, nấu cơm bằng gạo mới,… để dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên và cảm tạ trời đất.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Mặc dù được gọi là "Tết", tuy nhiên Tết Trùng Thập không phải là ngày lễ lớn trong nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:

(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)

(8) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Mùng 10 tháng 10 âm là ngày gì? Tết Trùng Thập mùng 10 tháng 10 có phải ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương?

Mùng 10 tháng 10 âm là ngày gì? Tết Trùng Thập mùng 10 tháng 10 có phải ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương? (Hình từ Internet)

Tết Trùng Thập mùng 10 tháng 10 có phải ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương của người lao động không?

Theo lịch âm tháng 10 năm 2024 thì mùng 10 tháng 10 âm lịch năm 2024 rơi vào Chủ nhật nhằm ngày 10/11/2024 dương lịch.

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, những trường hợp người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương gồm các nghĩ lễ trong năm bao gồm:

- Tết Dương lịch.

- Tết Âm lịch.

- Ngày Chiến thắng.

- Ngày Quốc tế lao động.

- Quốc khánh.

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngoài ra, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, Tết trùng thập mùng 10 tháng 10 không phải là ngày lễ, tết được nghỉ dành cho người lao động

Tuy nhiên, năm nay (năm 2024) mùng 10 tháng 10 âm lịch năm 2024 rơi vào Chủ nhật. Do đó, nếu người lao động có ngày nghỉ hằng tuần là chủ nhật thì vẫn được nghỉ làm hưởng nguyên lương.

Người lao động có những quyền gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có các quyền sau đây:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
50 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào