Mức xử phạt vi phạm về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo quy định pháp luật?
- Hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường thủy nội địa
- Mức xử phạt vi phạm về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện giao thông đường thủy nội địa
- Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện giao thông đường thủy nội địa
Hành vi bị nghiêm cấm trong giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ theo Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, khoản 3 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, khoản 7 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định như sau:
"[...]
7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
8. Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.
[...]"
Như vậy, hành vi chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn nằm trong hành vi bị nghiêm cấm của giao thông đường thủy nội địa.
Mức xử phạt vi phạm về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo quy định pháp luật
Mức xử phạt vi phạm về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 38 Nghị định 139/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn đến 1/5 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện trong khoảng từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này, như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn trên 1/2 chiều cao mạn khô của mỗi phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này, như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn; đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.
Lưu ý, Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện giao thông đường thủy nội địa
Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 38 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa lên khỏi phương tiện số hàng hóa vượt quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?