Mức xử phạt vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt có đúng không? Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt có đúng không?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
...
b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Theo quy định trên thì đối với người có hành vi vi phạm hành chính thì mức xử phạt vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
Khi người vi phạm có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Mức xử phạt vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt có đúng không? (Hình từ Internet)
7 tình tiết giảm nhẹ trong việc xử lý vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trong việc xử lý vi phạm hành chính như sau:
Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
Theo quy định nêu trên mình hiểu từ khoản 1 đến khoản 7 là 7 tình tiết (tức là tính nguyên câu là một tình tiết).
- Ví dụ: người vi phạm có thực hiện hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả và thực hiện tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi thì được xem là hai tình tiết giảm nhẹ.
- Còn trường hợp anh thực hiện hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm và thực hiện tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại thì cũng chỉ xem là một tình tiết giảm nhẹ anh nha.
Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính như sau:
(1) Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
(2) Trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảng thời gian có nhiều nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có hiệu lực, mà không xác định được nghị định để áp dụng theo khoản 1 Điều này, thì việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
- Nếu hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để xử phạt;
- Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực trong trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng 1 phải đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Mẫu sổ quỹ tiền mặt áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?
- Mẫu dấu phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15? Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?
- Mẫu quyết định dành cho Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quyết định các vấn đề trong công ty mới nhất?