Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập, lăng mạ người giúp việc gia đình được quy định như thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập, lăng mạ người giúp việc gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
+ Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
- Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định;
- Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng lại tiếp tục vi phạm.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
- Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
- Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
- Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Theo như quy định trên, hành vi đánh đập, lăng mạ của chị T đối với chị sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng trong trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người giúp việc gia đình
Ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người giúp việc gia đình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
"Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác."
Như vậy, người ngược đãi giúp việc gia đình mà gây thiệt hại về sức khỏe thì có thể phải bồi thường nếu có yêu cầu.
- Thiệt hại mà người có hành vi ngược đãi giúp việc gia đình có thể phải bồi thường bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người ngược đãi giúp việc gia đình còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người giúp việc gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngược đãi người giúp việc gia đình hay không?
Phụ thuộc vào tỷ lệ thương tổn của người giúp việc gia đình mà hành vi ngược đãi người giúp việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác hoặc tội cố ý gây thương tích.
Theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức phạt tối đa cho tội hành hạ người khác là 03 năm tù.
Tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức phạt tối đa cho tội cố ý gây thương tích là chung thân.
Có thể thấy, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi và tỷ lệ thương tổn do hành vi ngược đãi mang lại mà người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án là chung thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?