Mức xử phạt đối với hành vi tự ý cơi nới nhà chung cư năm 2023 ra sao? Thẩm quyền xử phạt đối với việc cơi nới nhà chung cư thế nào?
Hành vi cơi nới nhà chung cư có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
- Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi tự ý cơi nới nhà chung cư được hiểu là hành vi thay đổi kết cấu căn nhà cũ, hành vi tự ý cơi nới, xây mới diện tích chung cư mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng.
Mức xử phạt đối với hành vi tự ý cơi nới nhà chung cư năm 2023 ra sao? Thẩm quyền xử phạt đối với việc cơi nới nhà chung cư thế nào? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với hành vi tự ý cơi nới nhà chung cư năm 2023 là bao nhiêu?
Hành vi cơi nới nhà chung cư không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép bị xử phạt theo quy định tại Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Theo đó, tại điểm b khoản 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.
*Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.
Bên cạnh đó mức xử phạt, tại điểm a khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi cơi nới nhà chung cư.
Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi tự ý cơi nới chung cư?
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi tự ý cơi nới chung cư theo quy định tại Điều 70, Điều 74, Điều 75 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng) có thẩm quyền xử phạt như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng)
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, thẩm quyền xử phạ vi phạm hành chính về hành vi tự ý cơi nới chung cư bao gồm:
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng;
- Chánh Thanh tra Sở Xây dựng;
- Chủ tịch UBND cấp Huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?