Mức vốn tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?
- Nguyên tắc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng thế nào?
- Khi nào cần bảo lãnh tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng?
- Mức vốn tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?
Nguyên tắc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP thì việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng cần phải đảm bảo nguyên tắc:
Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và chủ đầu tư đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng) với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng. Riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng, trường hợp có giải phóng mặt bằng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng hoặc biên bản bàn giao mặt bằng (toàn bộ hoặc một phần) của tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng giao cho chủ đầu tư theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần và các nội dung khác đảm bảo việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).
Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng đảm bảo tổng mức vốn tạm ứng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và không vượt mức vốn tạm ứng tối đa quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP.
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý và tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng.
Mức vốn tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Khi nào cần bảo lãnh tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng?
Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP thì đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu phải có bảo lãnh tạm ứng:
Chủ đầu tư gửi đến cơ quan kiểm soát, thanh toán bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị của từng loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng trước khi cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để thực hiện tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp.
Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm về giá trị của bảo lãnh tạm ứng phải tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.
Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và trong văn bản bảo lãnh tạm ứng. Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hết thời hạn, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục gia hạn bảo lãnh tạm ứng và gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi về thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng.
Lưu ý về các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP.
Mức vốn tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?
Theo điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP có quy định về mức vốn tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng và hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng):
Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng (bao gồm cả dự phòng nếu có).
Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
- Phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất là gì? Sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước như thế nào?
- Định hướng sắp xếp và hợp nhất 14 Bộ cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141? Ưu điểm và nhược điểm của định hướng?
- Người đề nghị thẩm định hoạt động xây dựng là ai? Trách nhiệm của người đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu cung cấp dịch vụ liên tục là mẫu nào? Nội dung của hợp đồng theo mẫu?