Mức trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
Mức trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 169/2008/QĐ-TTg năm 2008 quy định như sau:
Điều 1.
1. Thực hiện trợ cấp khó khăn với mức 360.000 đồng/người, trả theo kỳ lương trong 4 tháng (tháng 01, tháng 02, tháng 3 và tháng 4 năm 2008), kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang có mức lương thấp, đời sống khó khăn.
2. Đối tượng có mức lương thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn tại khoản 1 Điều này là những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống, gồm:
a) Cán bộ, công chức (bao gồm cả công chức dự bị) thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Viên chức thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
d) Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;
đ) Giáo viên mầm non trong biên chế và giáo viên mầm non hợp đồng quy định tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ;
e) Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ;
g) Các đối tượng ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đã được xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
h) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu;
i) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
k) Hạ sĩ quan, công nhân, nhân viên công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
Theo đó, những đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có mức lương thấp và đời sống khó khăn được liệt kê theo quy định nêu trên sẽ được hưởng mức trợ cấp khó khăn là 360.000 đồng/người/tháng.
Mức trợ cấp khó khăn nêu trên chỉ áp dụng cho khoảng thời gian tháng 1,2,3,4 năm 2008 và việc chi trả mức trợ cấp được thực hiện từ ngày 01/01/2009.
Mức trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
Kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 169/2008/QĐ-TTg năm 2008 quy định như sau:
Điều 2.
1 Trợ cấp khó khăn được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
2. Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị.
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 169/2008/QĐ-TTg năm 2008 quy định như sau:
Điều 3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện nguồn kinh phí và thanh, quyết toán khoản trợ cấp khó khăn tại Quyết định này; bổ sung kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn cho các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có lương thấp và đời sống khó khăn được trích từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu của cơ quan, đơn vị.
Cán bộ chuyên trách, công chức ở xã là những người nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội.
Theo đó, cán bộ, công chức cấp xã là những đối tượng giữ các chức vụ, chức danh theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tra cứu điểm giấy phép lái xe trên VNeID? Hướng dẫn tra cứu điểm GPLX trên VNeID nhanh chóng?
- Tự ý thay đổi màu sơn xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt tự ý thay đổi màu sơn xe theo Nghị định 168/2024 ra sao?
- Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy lớp 10?
- Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?
- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào?