Mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo hợp đồng là bao nhiêu? Việc soạn thảo hợp đồng được xác định là đơn giản, phức tạp khi nào?
Mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo hợp đồng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 08/2016/QĐ-UBND thì hiện nay mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo hợp đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như sau:
Như vậy, có thể thấy rằng đối với việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch thì mức trần thù lao công chứng được xác định căn cứ trên tính chất đơn giản hoặc phức tạp của việc soạn thảo.
Mức trần thù lao công chứng đối với việc soạn thảo hợp đồng (Hình từ Internet)
Việc soạn thảo hợp đồng được xác định là đơn giản, phức tạp khi nào?
Tại điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định 08/2016/QĐ-UBND quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng mức trần thù lao công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Nguyên tắc áp dụng
...
3. Việc xác định thù lao đối với các việc công chứng như sau:
a) Đối với việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch: mức trần thù lao công chứng được xác định căn cứ trên tính chất đơn giản hoặc phức tạp của việc soạn thảo. Việc soạn thảo được xác định phức tạp khi có một trong các yếu tố: có từ 3 bên tham gia trở lên; giao dịch đối với nhiều tài sản (từ 3 tài sản trở lên), phát sinh thừa kế thế vị hoặc phát sinh thêm việc thừa kế; nội dung thỏa thuận không theo những mẫu có sẵn; hợp đồng, giao dịch ít phổ biến (như các hợp đồng về kinh doanh thương mại; hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài); phải có người làm chứng, người phiên dịch; cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc hành chính theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng (trừ trường hợp thực hiện công việc dịch thuật) và các hợp đồng, giao dịch khác được công chứng viên và người yêu cầu công chứng đồng ý là phức tạp. Trường hợp không có những yếu tố nêu trên thì được xác định là đơn giản.
Mức trần thù lao này bao gồm cả thù lao phân tích hồ sơ, tư vấn, kiểm tra và đánh giá thông tin trong hồ sơ, hao tốn về chi phí hành chính (như khấu hao máy móc, thiết bị, tiền điện, bàn ghế,...) và bao gồm cả việc soạn thảo thông báo về việc thụ lý hồ sơ thỏa thuận khai nhận, phân chia di sản để niêm yết ở địa phương.
Theo đó, việc soạn thảo được xác định phức tạp khi có một trong các yếu tố sau đây:
- Có từ 3 bên tham gia trở lên;
- Giao dịch đối với nhiều tài sản (từ 3 tài sản trở lên), phát sinh thừa kế thế vị hoặc phát sinh thêm việc thừa kế; nội dung thỏa thuận không theo những mẫu có sẵn;
- Hợp đồng, giao dịch ít phổ biến (như các hợp đồng về kinh doanh thương mại; hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài);
- Phải có người làm chứng, người phiên dịch;
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc hành chính theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng (trừ trường hợp thực hiện công việc dịch thuật);
- Các hợp đồng, giao dịch khác được công chứng viên và người yêu cầu công chứng đồng ý là phức tạp.
Nếu việc công chứng hợp đồng hay giao dịch không có những yếu tố nêu trên thì được xác định là đơn giản.
Lưu ý: Những quy định trên đây được áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng, người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng công chứng có những nghĩa vụ gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Công chứng 2014 quy định cụ thể Văn phòng công chứng sẽ có những nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
6. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
8. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
9. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
10. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật TTHC?
- Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
- Cáp viễn thông có được phép đi dọc đường giao thông không? Việc chỉnh trang đường cáp viễn thông thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?