Mức tính phí cấp điện trở lại đã bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa? Công thức tính mức chi phí cấp điện trở lại cơ sở được xác định như thế nào?
- Mức tính phí cấp điện trở lại đã bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa?
- Công thức tính mức chi phí cấp điện trở lại cơ sở được xác định như thế nào?
- Khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ thống điều chỉnh theo khoảng cách khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định như thế nào?
Mức tính phí cấp điện trở lại đã bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa?
Mức tính phí cấp điện trở lại đã bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2020/TT-BCT như sau:
Nguyên tắc tính mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại
1. Công thức tính mức chi phí cho một lần ngừng, cấp điện trở lại như sau:
T = M x k x n
Trong đó:
- T: Số tiền bên bán điện được phép thu để thực hiện việc ngừng, cấp điện trở lại;
- M: Mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại cơ sở quy định tại Điều 6 Thông tư này;
- k: Hệ số điều chỉnh theo khoảng cách quy định tại Điều 7 Thông tư này;
- n: Hệ số điều chỉnh theo vùng, miền quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Mức chi phí cho 01 (một) lần ngừng, cấp điện trở lại quy định tại Điều này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Như vậy, theo quy định trên thì mức tính phí cho 01 lần cấp điện trở lại chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Mức tính phí cấp điện trở lại đã bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa? (Hình từ Internet)
Công thức tính mức chi phí cấp điện trở lại cơ sở được xác định như thế nào?
Công thức tính mức chi phí cấp điện trở lại cơ sở được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-BCT như sau:
Mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại cơ sở (M)
1. Công thức tính mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại cơ sở (M)
Mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại cơ sở (M) là mức chi phí cho 01 (một) lần ngừng, cấp điện trở lại tại khu vực đồng bằng, có khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng, cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng, cấp điện trở lại từ 5 km trở xuống được xác định bằng công thức sau:
M = Chi phí nhân công + Chi phí đi lại
Trong đó:
- Chi phí nhân công tính theo các yếu tố: Mức lương cơ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho 01 ngày công, hệ số lương bậc thợ, hệ số phụ cấp lưu động và số công cho 01 (một) lần đóng cắt theo các cấp điện áp;
- Chi phí đi lại: Được xác định là mức chi phí đi lại để thực hiện cho 01 (một) lần ngừng, cấp điện trở lại tại khu vực đồng bằng, có khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng, cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng, cấp điện trở lại từ 5 km trở xuống.
2. Mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại cơ sở (M) được quy định như sau:
a) Tại điểm có cấp điện áp từ 0,38 kV trở xuống: M = 98.000 đồng;
b) Tại điểm có cấp điện áp trên 0,38 kV đến 35 kV: M = 231.000 đồng;
c) Tại điểm có cấp điện áp trên 35 kV: M = 339.000 đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì công thức tính mức chi phí cấp điện trở lại cơ sở được xác định như sau :
M = Chi phí nhân công + Chi phí đi lại
Trong đó:
- Chi phí nhân công tính theo các yếu tố: Mức lương cơ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho 01 ngày công, hệ số lương bậc thợ, hệ số phụ cấp lưu động và số công cho 01 (một) lần đóng cắt theo các cấp điện áp;
- Chi phí đi lại: Được xác định là mức chi phí đi lại để thực hiện cho 01 (một) lần ngừng, cấp điện trở lại tại khu vực đồng bằng, có khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng, cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng, cấp điện trở lại từ 5 km trở xuống.
Khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ thống điều chỉnh theo khoảng cách khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định như thế nào?
Khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ thống điều chỉnh theo khoảnh cách khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-BCT như sau:
Hệ số điều chỉnh theo khoảng cách (k)
1. Hệ số điều chỉnh theo khoảng cách (k) được xác định theo khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng, cấp điện đến địa điểm thực hiện ngừng, cấp điện trở lại.
2. Đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt, hệ số điều chỉnh theo khoảng cách k = 1, không phụ thuộc vào khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng, cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng, cấp điện trở lại.
3. Đối với khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt và tổ chức, cá nhân yêu cầu ngừng cấp điện, hệ số điều chỉnh theo khoảng cách được áp dụng như sau:
a) Đến 05 km: Hệ số k = 1;
b) Trên 05 km đến 10 km: Hệ số k = 1,14;
c) Trên 10 km đến 20 km: Hệ số k = 1,28;
d) Trên 20 km đến 30 km: Hệ số k = 1,42;
đ) Trên 30 km đến 50 km: Hệ số k = 1,56;
e) Trên 50 km: Hệ số k = 1,70.
Như vậy, theo quy định trên thì khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ thống điều chỉnh theo khoảnh cách khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định như sau :
- Đến 05 km: Hệ số k = 1;
- Trên 05 km đến 10 km: Hệ số k = 1,14;
- Trên 10 km đến 20 km: Hệ số k = 1,28;
- Trên 20 km đến 30 km: Hệ số k = 1,42;
- Trên 30 km đến 50 km: Hệ số k = 1,56;
- Trên 50 km: Hệ số k = 1,70.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?