Mục tiêu tổng quát về nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới là gì?
- Mục tiêu tổng quát về nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới là gì?
- Tăng cường hiệu quả phối hợp với các cơ quan chức năng và người sử dụng lao động có phải là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới không?
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinh lao động để nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới được quy định như thế nào?
Mục tiêu tổng quát về nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 10c/NQ-BCH năm 2017 về nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành thì mục tiêu tổng quát của vấn đề này là:
- Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động, người lao động về tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ công đoàn làm công tác an toàn vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu tình hình mới;
- Cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động.
- Thông qua thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động góp phần khẳng định vai trò, củng cố và nâng cao vị thế công đoàn, phát triển đoàn viên, thu hút người lao động gia nhập công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh.
Mục tiêu tổng quát về nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới là gì? (Hình từ Internet)
Tăng cường hiệu quả phối hợp với các cơ quan chức năng và người sử dụng lao động có phải là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới không?
Theo quy định tại tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 10c/NQ-BCH năm 2017 thì nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường hiệu quả phối hợp với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động như sau:
- Công đoàn cấp trên cơ sở chủ động đề xuất và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động; cũng như chỉ đạo công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tự kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Chủ động và kịp thời đề xuất ý kiến tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động; đồng thời tổng hợp các kiến nghị, đề xuất từ cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động về những bất cập, vướng mắc để kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và quyền, lợi ích, chế độ chính sách cho người lao động.
- Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với người sử dụng lao động: xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong đó có các điều khoản, nội dung về điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động cụ thể, chi tiết và có lợi cho người lao động;
- Tổ chức tự kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động, đánh giá nguy cơ và rủi ro tại nơi làm việc; điều tra đầy đủ, kịp thời, chính xác tất cả các vụ tai nạn lao động nặng và chết người, giám sát đôn đốc việc giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức phát động phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn vệ sinh lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinh lao động để nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới được quy định như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 7 Mục 3 Nghị quyết 10c/NQ-BCH năm 2017 thì để nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinh lao động được quy định như sau:
- Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tiếp cận, ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước để góp phần bảo đảm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
- Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các công đoàn các nước về kỹ thuật, chuyên gia, kinh phí cho công tác an toàn vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với đối tượng và điều kiện thế nào?
- Khi nào đưa người đi lao động nước ngoài sẽ thuộc Tội buôn người? Buôn người dưới 16 tuổi mức phạt có nặng hơn không?
- Vị trí và chức năng Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước được quy định ra sao?
- Hướng dẫn chính sách, chế độ khi nghỉ việc của CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Thông tư 01/2025 ra sao?
- Đường ưu tiên là đường như thế nào? Thứ tự đường ưu tiên ra sao? Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển nào?