Mục tiêu đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật khác có liên quan nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất?

Chào anh/chị, tôi là H, hiện tại tôi là một người làm kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nhà đất và chú trọng đến các vấn đề pháp luật đất đai, thông qua tìm hiểu tôi có biết được nhà nước đã ban hành Nghị quyết nêu lên thực trạng, tình trạng đất đai và đề xuất xu hướng hoàn thiện luật. Anh/chị cho tôi hỏi mục tiêu của nhà nước về đất đai đến năm 2025 được nêu ra như thế nào?

Quan điểm của nhà nước về đất đai và các vấn đề liên quan?

Căn cứ theo quy định tại Mục II Nghị quyết 18-NQ-TW năm 2022 nêu lên về quan điểm của nhà nước về đất đai và các vấn đề liên quan như sau:

II- QUAN ĐIỂM
1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường; phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, đồng thời có sự phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương và tăng cường kiểm ưa, giám sát, kiểm soát, xử lý vi phạm.
2. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; kịp thời có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được khai thác, sử dụng với hiệu quả cao nhất.
3. Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Hiện đại hoá công tác quản lý, dịch vụ công về đất đai. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tập trung, đồng bộ, thống nhất. Nâng cao vai trò và năng lực các cơ quan tư pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế; được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý với tầm nhìn dài hạn, hài hòa lợi ích giữa các thế hệ, các vùng, miền, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Giải quyết tốt những bất cập, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại và từ yêu cầu mới của thực tiễn.
5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai.”

Theo đó, tại Nghị quyết 18-NQ-TW năm 2022 tiếp tục nhấn mạnh đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo lãnh thổ quốc gia, cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường.

Mục tiêu tổng quát của nhà nước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 18-NQ-TW năm 2022 quy định về mục tiêu tổng quát của nhà nước trong công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất theo đó:

Hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả.

Đảm bảo mục tiêu đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật có liên quan?

Mục tiêu đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật khác có liên quan nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất?

Mục tiêu cụ thể của nhà nước trong công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, đảm bảo hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 18-NQ-TW năm 2022 quy định về mục tiêu cụ thể của nhà nước trong công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất như sau:

- Mục tiêu đến năm 2025:

Đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông. Hoàn thành kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất; loại bỏ khâu trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, kèm theo cơ chế kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất của các cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời khỏi trung tâm các đô thị lớn; đất lấn biển; đất tôn giáo; đất nghĩa trang; đất kết hợp sử dụng nhiều mục đích; đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Mục tiêu đến năm 2030:

Hệ thống pháp luật về đất đai cơ bản được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại.

Như vậy, đến năm 2023, Nhà nước đặt mục tiêu phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất là mục tiêu quan trọng nhất.

Quyền sử dụng đất Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền sử dụng đất:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở Mỹ muốn mua căn nhà và đứng tên quyền sử dụng đất tại Việt Nam được không?
Pháp luật
Đất hết thời hạn sử dụng có được thừa kế hay không? Ai có quyền quyết định thời hạn sử dụng đất?
Pháp luật
Bên bán hay bên mua phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua bán nhà đất? Nếu sang tên sổ đỏ chậm thì có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Đã ký hợp đồng thuê nhà nhưng chủ nhà muốn thế chấp nhà đang cho thuê có được không?
Pháp luật
Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì loại đất có được xác định theo mục đích đang sử dụng hiện tại hay không?
Pháp luật
Giao quyền sử dụng đất là gì? Khi được giao quyền sử dụng đất cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp có phải trả tiền sử dụng đất không?
Pháp luật
Cá nhân được nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào? Điều kiện nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án là gì?
Pháp luật
Tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất có bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam không?
Pháp luật
Nhận quyền sử dụng đất là đất ở trong di chúc mà người lập di chúc vẫn còn sống thì có được bồi thường tái định cư khi thu hồi đất ở không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sử dụng đất
2,395 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sử dụng đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền sử dụng đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào