Mục tiêu của việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình là gì và thực hiện theo các biện pháp nào?
Mục tiêu của việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình là gì?
Mục tiêu chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình theo Điều 14 Nghị định 104/2003/NĐ-CP cụ thể:
Mục tiêu chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Bảo đảm các điều kiện để cá nhân, các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu chính sách dân số; phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ hai mươi hai tuổi đến ba mươi lăm tuổi; lựa chọn khoảng cách giữa các lần sinh từ ba năm đến năm năm; sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng.
2. Nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là người chưa thành niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong đối với người mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp phòng, chống và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
Theo đó, mục tiêu của việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình là:
- Bảo đảm các điều kiện để cá nhân, các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu chính sách dân số; phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ hai mươi hai tuổi đến ba mươi lăm tuổi; lựa chọn khoảng cách giữa các lần sinh từ ba năm đến năm năm; sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng.
- Nâng cao sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là người chưa thành niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong đối với người mẹ và trẻ sơ sinh; thực hiện các biện pháp phòng, chống và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình (Hình từ Internet)
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình theo biện pháp nào?
Các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình theo Điều 15 Nghị định 104/2003/NĐ-CP cụ thể:
Biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục cho người chưa thành niên về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
2. Cung cấp đến tận người dân các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đa dạng, chất lượng, thuận tiện, an toàn.
3. Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần; thực hiện các chính sách xã hội để thúc đẩy việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân.
4. Nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
5. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
Như vậy, các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình gồm:
- Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt tuyên truyền, giáo dục cho người chưa thành niên về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
- Cung cấp đến tận người dân các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đa dạng, chất lượng, thuận tiện, an toàn.
- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần; thực hiện các chính sách xã hội để thúc đẩy việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân.
- Nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
Kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình bao gồm những nội dung gì?
Nội dung kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình căn cứ tại Điều 16 Nghị định 104/2003/NĐ-CP cụ thể:
Nội dung quản lý chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
1. Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công.
2. Bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động của chương trình, dự án, kế hoạch.
3. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được quản lý.
4. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch.
Như vậy, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình bao gồm những nội dung sau:
- Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công.
- Bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động của chương trình, dự án, kế hoạch.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được quản lý.
- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?