Mục tiêu của kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng là gì? Việc kiểm toán nội bộ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào?
Mục tiêu của kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về mục tiêu của kiểm toán nội bộ như sau:
Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Hoạt động vì sự an toàn, hiệu quả của tổ chức tín dụng.
2. Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Để thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với điều kiện không vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan quy định tại Thông tư này.
3. Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng.
4. Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và hoạt động liên tục của hệ thống thông tin hoạt động nghiệp vụ.
5. Đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Theo quy định trên, mục tiêu của kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng là hoạt động vì sự an toàn, hiệu quả của tổ chức tín dụng.
Đồng thời rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Việc kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào?
Theo Điều 9 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ như sau:
Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Tính độc lập: Tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ độc lập với đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng, cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ; tổ chức tín dụng phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện việc báo cáo và đánh giá.
2. Tính khách quan: Bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến.
3. Tính chuyên nghiệp: Kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng; có đủ kiến thức để xác định được các dấu hiệu gian lận, có kiến thức về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các biện pháp kiểm soát công nghệ thông tin để thực hiện công việc được giao. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có ít nhất một kiểm toán viên đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng thực hiện kiểm soát công nghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm toán công nghệ cao.
Theo đó, việc kiểm toán nội bộ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, tính khách quan và tính chuyên nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 9 nêu trên.
Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN về các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ như sau:
Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán viên nội bộ phải có thái độ công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột lợi ích. Kiểm toán viên nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên nội bộ liên quan đến công việc kiểm toán nội bộ được Người đứng đầu bộ máy kiểm toán nội bộ (sau đây gọi là Trưởng kiểm toán nội bộ) giao.
2. Trưởng kiểm toán nội bộ phải nắm vững, theo dõi và đảm bảo tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên nội bộ. Trường hợp tính độc lập hoặc khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, Trưởng kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho Ban kiểm soát.
3. Trong công tác kiểm toán nội bộ, tổ chức tín dụng phải thực hiện quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích:
a) Kiểm toán viên nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà kiểm toán viên này là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;
b) Kiểm toán viên nội bộ không có những xung đột quyền lợi với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; kiểm toán viên nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người có liên quan của kiểm toán viên nội bộ;
c) Kiểm toán viên nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà kiểm toán viên đó chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;
đ) Phải có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán;
e) Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được để đảm bảo tính khách quan;
g) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trưởng kiểm toán nội bộ phải được Ban kiểm soát thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá;
h) Kiểm toán nội bộ cần đảm bảo tính độc lập, khách quan khi kiểm toán các hoạt động, các quy trình, bộ phận mà trước đây kiểm toán nội bộ đã có tư vấn. Trong trường hợp này, kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ phân tích và đánh giá đầy đủ về các thủ tục, quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ. Trách nhiệm đối với các hoạt động, các quy trình, bộ phận đã được kiểm toán nội bộ tư vấn trước đây vẫn hoàn toàn thuộc về lãnh đạo đơn vị, bộ phận được kiểm toán.
4. Tổ chức tín dụng phải tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 9 và Điều 13 Thông tư này nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp của kiểm toán nội bộ.
Như vậy, những yêu cầu để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ là những yêu cầu được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu kiểm toán viên nội bộ phải có thái độ công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột lợi ích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?