Mục tiêu của Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 là 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp đúng không?

Tôi có một câu hỏi như sau: Mục tiêu của Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 là 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp đúng không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. câu hỏi của chị T.T ở Lâm Đồng.

Mục tiêu chung của Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 là gì?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Quyết định 1190/QĐ-TTg năm 2020 quy định về mục tiêu chung như sau:

MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình.
...

Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.

Đồng thời tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; xây dựng môi trường không rào cản bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật và hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình.

Chương trình trợ giúp người khuyết tật

Chương trình trợ giúp người khuyết tật (Hình từ Internet)

Mục tiêu của Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 là 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp đúng không?

Theo tiểu mục 2 Mục I Quyết định 1190/QĐ-TTg năm 2020 quy định về mục tiêu cụ thể giai đoạn 2026 - 2030 như sau:

MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
...
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Hàng năm khoảng 90% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.
- 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.
- 300.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho 06 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật tại 6 vùng trong cả nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho người khuyết tật; 100% người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
- 100% công trình xây mới và 50% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư xây mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
- 50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 100% người khuyết tật tham gia giao thông được miễn, giảm giá vé theo quy định, riêng đối với các tuyến đường bộ liên tỉnh 60%.
- Tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tối thiểu bằng 1/3 tỷ lệ chung cả nước.
- 70% tỉnh/thành phố có Câu lạc bộ thể dục thể thao người khuyết tật có thể tiếp cận, thu hút 15% người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 100% thư viện công cộng cấp tỉnh tổ chức được không gian đọc, đảm bảo tiện ích thư viện chuyên dụng.
- 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- 70% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 40% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 30% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống.
- 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau.
- 80% số tỉnh, thành phố có tổ chức của người khuyết tật.

Theo quy định trên, một trong những mục tiêu của Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 là đến năm 2030 có 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp dưới các hình thức khác nhau.

Kinh phí thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 được bố trí từ đâu?

Theo quy định tại Mục IV Quyết định 1190/QĐ-TTg năm 2020 về kinh phí thực hiện đề án như sau:

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của các bộ, ngành cơ quan trung ương và các địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Các bộ, ngành và địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Như vậy, kinh phí thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 được bố trí từ các nguồn sau:

+ Ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của các bộ, ngành cơ quan trung ương và các địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

1,830 lượt xem
Chương trình trợ giúp người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục tiêu của Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 là 100% phụ nữ khuyết tật được trợ giúp đúng không?
Pháp luật
Đối tượng nào được nhận hỗ trợ phục hồi chức năng theo Chương trình trợ giúp người khuyết tật? Nội dung hỗ trợ thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình trợ giúp người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình trợ giúp người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào