Mục tiêu cụ thể Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam là gì?

Mục tiêu cụ thể Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam là gì? Phạm vi thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du bao gồm những tỉnh nào?

Mục tiêu cụ thể Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 1 Điều 1 Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam gồm các mục tiêu cụ thể sau:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phục vụ triển khai nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét như: quy trình, quy định, định mức kinh tế kỹ thuật về điều tra, khảo sát, dự báo - cảnh báo,...

- Đến năm 2025, hoàn thành bộ bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh miền núi, trung du; tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn đối với 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét.

- Đến năm 2030, cơ bản hoàn thành bộ bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ lớn cho những khu vực có nguy cơ rất cao; hoàn thiện hệ thống thông tin - cảnh báo sớm tổng thể kết nối liên thông với các bộ, ngành, địa phương, có sự phối hợp 2 chiều giữa các cơ quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu,..cung cấp kịp thời thông tin cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho các tỉnh miền núi, trung du Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du được thực hiện như thế nào?

Mục tiêu cụ thể Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Phạm vi thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du bao gồm những tỉnh nào?

Căn cứ theo Mục 2 Điều 1 Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam quy định về phạm vi thực hiện Đề án như sau:

(1) Phạm vi thực hiện Đề án trên địa bàn vùng miền núi, trung du thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó:

- 16 tỉnh khu vực Bắc Bộ, gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

- 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

- 2 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, gồm: Bình Phước, Đồng Nai.

(2) Cụ thể như sau:

- Lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000 cho 15 tỉnh, gồm:

+ 03 tỉnh khu vực Bắc Bộ, gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên;

+ 05 tỉnh khu vực Trung Bộ, gồm: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;

+ 05 tỉnh khu vực Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng;

+ 02 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, gồm: Bình Phước, Đồng Nai.

- Cập nhật, hoàn thiện bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000 đã được thực hiện cho 22 tỉnh còn lại (ngoài 15 tỉnh nêu trên).

- Lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 1.500 khu vực rủi ro cao cần tập trung điều tra, đánh giá chi tiết và cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét, trong đó:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho khoảng 150 khu vực;

+ Các địa phương thực hiện cho các khu vực còn lại.

- Thiết lập Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, liên thông giữa các bộ, ngành và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam.

Sản phẩm chính của Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du gồm những gì?

Căn cứ theo Mục 4 Điều 1 Quyết định 1262/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam có quy định về các sản phẩm chính như sau:

- Hệ thống các văn bản pháp lý phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét.

- Bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000 cho 15 tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai.

- Bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn tại 1.500 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh, thành phố.

- Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh, thành phố liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương.

- Các tài liệu hướng dẫn nâng cao năng lực truyền thông cho cộng đồng trong sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét.

- Sản phẩm của Đề án được chuyển giao đến các cấp chính quyền và người dân ở các vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét nhằm nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét gây ra.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
431 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào