Mức tiền phạt không thuộc thẩm quyền nhưng người vi phạm hành chính dưới 16 tuổi thì có được ra quyết định cảnh cáo hay phải chuyển lên cấp có thẩm quyền?
- Mức tiền phạt không thuộc thẩm quyền nhưng người vi phạm hành chính dưới 16 tuổi thì có được ra quyết định cảnh cáo hay phải chuyển lên cấp có thẩm quyền?
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm những hình thức nào?
- Vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc nào?
Mức tiền phạt không thuộc thẩm quyền nhưng người vi phạm hành chính dưới 16 tuổi thì có được ra quyết định cảnh cáo hay phải chuyển lên cấp có thẩm quyền?
Về vấn đề của anh, tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có nêu:
Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Và Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
...
Theo nguyên tắc thì việc xác định thẩm quyền dựa vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Tuy nhiên, Điều 22 nêu rõ mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện đều áp dụng hình thức cảnh cáo, không phụ thuộc vào mức tiền phạt.
Vì vậy, nếu đơn vị anh có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì có thể ra Quyết định chứ không cần phải chuyển lên cấp có thẩm quyền phạt tiền.
Trên đây là quan điểm của người viết, cũng như anh đã đề cập thì vẫn đề này Luật không hướng dẫn chi tiết nên để chắc chắn anh có thể liên hệ trực tiếp cơ quan quản lý cấp trên để được hướng dẫn chính xác nhất ạ.
Vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm những hình thức nào?
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm những hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
- Trục xuất.
Vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc nào?
Vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc được quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
- Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Phụ lục VIII Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động dùng để lấy lời khai của những ai? Tải mẫu biên bản lấy lời khai?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?