Mức tiền ăn giữa ca trong các Công ty nhà nước là bao nhiêu? Mức tiền ăn giữa ca trong Công ty nhà nước áp dụng cho những đối tượng nào?
Mức tiền ăn giữa ca trong các Công ty nhà nước hiện nay là bao nhiêu?
Mức tiền ăn giữa ca trong các Công ty nhà nước (Hình từ Internet)
Theo Mục II Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH, mức tiền ăn giữa ca trong các Công ty nhà nước được quy định như sau:
MỨC ĂN GIỮA CA
1. Căn cứ khẩu phần ăn để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty, Giám đốc công ty sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định mức ăn cho một bữa ăn giữa ca nhưng tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người không quá 450.000 đồng/tháng.
2. Khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 15% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh mức ăn giữa ca cho phù hợp.
Như vậy, mức tiền ăn giữa ca trong các Công ty nhà nước sẽ do Giám đốc công ty sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định mức ăn cho một bữa ăn giữa ca nhưng tối đa tiền chi cho bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người không quá 450.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục thống kê công bố tăng từ 15% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì mức tiền ăn giữa ca cho phù hợp này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Đối tượng nào áp dụng mức tiền ăn giữa ca trong Công ty nhà nước nêu trên?
Theo khoản 2 Mục I Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng mức tiền ăn giữa ca trong Công ty nhà nước quy định tại Mục II Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH bao gồm:
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
....
2. Đối tượng áp dụng:
a) Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động trong các công ty;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng:
c) Cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể làm việc trong các công ty.
Các đối tượng nêu trên gọi chung là người lao động.
Riêng đối với người lao động làm việc ở một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước đang áp dụng chế độ ăn định lượng và phụ cấp đi biển quy định tại khoản 1 và khoản 4, điều 1 Quyết định 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các doanh nghiệp nhà nước, khoản 1 và khoản 3, điều 1 Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg nêu trên và Thông tư liên tịch số 35/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2005, Thông tư liên tịch số 16/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thì không áp dụng chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư này.
Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca trong Công ty nhà nước được quy định thế nào?
Mục III Thông tư 22/2008/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ ăn giữa ca trong Công ty nhà nước như sau:
- Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm;
- Ngày không làm việc, kể cả ngày nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được thanh toán tiền.
- Những ngày làm việc không đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca;
- Ngoài những nguyên tắc nêu trên, công ty có thể quy định thêm các nguyên tắc khác, nếu xét thấy có lợi cho việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Đối với những công ty sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không thể đưa chi phí ăn giữa ca vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh thì công ty phải tìm mọi biện pháp giảm các chi phí khác để có nguồn tổ chức ăn giữa ca. Trường hợp công ty đã tìm mọi biện pháp để tiết kiệm các chi phí khác nhưng vẫn không đủ nguồn thì Giám đốc công ty trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở tạm thời chưa thực hiện chế độ ăn giữa ca theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?