Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là bao nhiêu?
- Người nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là ai?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là bao nhiêu?
- Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen là cơ quan nào?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có được để lại tiền phí thẩm định thu được để trang trải cho việc thẩm định không?
Người nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là ai?
Người nộp phí thẩm định được quy định tại Điều 2 Thông tư 225/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 78/2018/TT-BTC) như sau:
Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu thẩm định hồ sơ sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; yêu cầu thẩm định hồ sơ sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP thì phải nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, người nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi bao gồm:
(1) Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu thẩm định hồ sơ sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 108/2011/NĐ-CP;
(2) Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu thẩm định hồ sơ sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP).
Người nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là ai? (Hình từ Internet)
Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là bao nhiêu?
Mức thu phí thẩm định được quy định tại Điều 4 Thông tư 225/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 78/2018/TT-BTC) như sau:
Mức thu phí
Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là 105.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
Như vậy, theo quy định, mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là 105.000.000 đồng/01 lần thẩm định.
Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen là cơ quan nào?
Tổ chức thu phí được quy định tại Điều 3 Thông tư 225/2016/TT-BTC như sau:
Tổ chức thu phí
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có được để lại tiền phí thẩm định thu được để trang trải cho việc thẩm định không?
Việc quản lý và sử dụng phí thẩm định được quy định tại Điều 6 Thông tư 225/2016/TT-BTC như sau:
Quản lý và sử dụng phí
Tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 225/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 55 Phụ lục ban hành kèm theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 74/2022/TT-BTC) như sau:
Kê khai, thu, nộp phí
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không được để lại tiền phí thẩm định mà phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?