Mức thu phí, lệ phí hoạt động đưa người lao động làm việc nước ngoài có thời hạn năm 2023 ra sao?
- Mức thu phí, lệ phí hoạt động đưa người lao động làm việc nước ngoài có thời hạn mới nhất 2023 ra sao?
- Những ai được miễn nộp phí, lệ phí xác minh giấy tờ đi làm việc nước ngoài có thời hạn?
- Việc quản lý phí, lệ phí xác minh giấy tờ đi làm việc nước ngoài có thời hạn của các cơ quan, tổ chức được quy định ra sao?
Mức thu phí, lệ phí hoạt động đưa người lao động làm việc nước ngoài có thời hạn mới nhất 2023 ra sao?
Căn cứ Thông tư 259/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ tài liệu, lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo Điều 2 Thông tư 259/2016/TT-BTC, đối tượng nộp phí, lệ phí trong hoạt động đưa người lao động làm việc nước ngoài có thời hạn bao gồm:
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh giấy tờ, tài liệu liên quan đến lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài;
- Doanh nghiệp, tổ chức được cấp, đổi, cấp lại Giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, mức thu phí, lệ phí hoạt động đưa người lao động làm việc nước ngoài có thời hạn hiện nay được thực hiện theo Điều 4 Thông tư 259/2016/TT-BTC như sau:
Số TT | Nội dung | Mức thu |
1 | Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài | |
a | Cấp mới | 5.000.000 đồng/lần |
b | Cấp đổi, cấp lại | 2.500.000 đồng/lần |
2 | Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam | |
a | Tại Đài Loan | 1.000 Đài tệ/hồ sơ |
b | Tại Malaysia | 100 Ringgit/hồ sơ |
3 | Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước | 100.000 đồng/hồ sơ |
Như vậy, hiện nay, trong việc cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và phí xác minh giấy tờ, tài liệu sẽ được áp dụng mức phí, lệ phí theo bảng nêu trên.
Mức thu phí, lệ phí hoạt động đưa người lao động làm việc nước ngoài có thời hạn năm 2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Những ai được miễn nộp phí, lệ phí xác minh giấy tờ đi làm việc nước ngoài có thời hạn?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 259/2016/TT-BTC như sau:
Các đối tượng được miễn nộp phí
Người dân tộc thiểu số cư trú dài hạn ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn nộp phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cá nhân trong nước đi làm việc tại nước ngoài.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi có yêu cầu, những đối tượng sau sẽ được miễn nộp phí, lệ phí xác minh giấy tờ đi làm việc nước ngoài có thời hạn:
- Người dân tộc thiểu số cư trú dài hạn ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Việc quản lý phí, lệ phí xác minh giấy tờ đi làm việc nước ngoài có thời hạn của các cơ quan, tổ chức được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 259/2016/TT-BTC về quản lý phí, lệ phí như sau:
Quản lý phí, lệ phí
1. Đối với tổ chức thu phí là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:
a) Chậm nhất là ngày 20 hàng tháng, tổ chức thu phí chuyển 30% số tiền phí thu được tháng trước vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước của Cục Quản lý lao động ngoài nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước;
b) Quản lý số tiền phí nộp vào Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
2. Đối với tổ chức thu phí là Cục Quản lý lao động ngoài nước:
a) Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được và số tiền phí do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chuyển về vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước;
b) Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được để lại 30% số tiền phí thu được và số tiền thu phí do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chuyển về theo quy định tại khoản 1 Điều này để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ.
3. Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
Như vậy, hiện nay, việc quản lý phí, lệ phí của các tổ chức thu phí đối với hoạt động đưa người lao động làm việc nước ngoài có thời hạn được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?