Mức thu lệ phí đối với hoạt động sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển hiện nay là bao nhiêu? Điều kiện để được xem xét sửa đổi giấy phép là gì?
Mức thu lệ phí đối với hoạt động sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2024/TT-BTC về mức thu lệ phí cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển được quy định tại Biểu sau:
Số TT | Hoạt động cấp phép | Mức thu lệ phí (nghìn đồng/giấy phép) |
1 | Cấp giấy phép | 22.500 |
2 | Cấp lại giấy phép | 7.000 |
3 | Gia hạn giấy phép | 17.500 |
4 | Sửa đổi, bổ sung giấy phép | 12.500 |
Theo đó, mức thu lệ phí đối với hoạt động sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển là 12.500.000 đồng/giấy phép.
Mức thu lệ phí đối với hoạt động sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển hiện nay là bao nhiêu? Điều kiện để được xem xét sửa đổi giấy phép là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được xem xét sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2016/NĐ-CP, Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi trong các trường hợp sau đây:
- Tên tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển có sự thay đổi;
- Thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; thời Điểm thực hiện hoạt động nhận chìm.
Theo các quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 40/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 61 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 thì việc sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày;
(2) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật;
(3) Đến thời Điểm đề nghị sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ sau:
- Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
- Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
- Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
- Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Việc chấp thuận sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển được thể hiện bằng Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi. Thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được sửa đổi là thời hạn còn lại của Giấy phép nhận chìm ở biển được cấp trước đó.
Hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 54 Nghị định 40/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm những giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển trong đó nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2016/NĐ-CP;
(2) Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp;
(3) Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời Điểm đề nghị sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển;
(4) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong trường hợp đề nghị sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển do có sự thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm;
(5) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển thay đổi tên trong trường hợp đề nghị sửa đổi Giấy phép nhận chìm ở biển do thay đổi tên;
(6) Bản đồ khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?