Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay là bao nhiêu?
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 171/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định như sau:
Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp (kể cả Chánh án Toà án nhân dân tối cao), Thư ký Toà án và Thẩm tra viên thuộc ngành Toà án được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề theo quy định sau đây:
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Thư ký Toà án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Thẩm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Thẩm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
7. Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Cơ quan nào chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Theo tiểu mục 2 Mục III Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-TANDTC-BNV-BTC quy định như sau:
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ
1. Nguồn kinh phí
Năm 2004 và năm 2005, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Từ năm 2006 trở đi, kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của ngành Tòa án nhân dân.
2. Cách chi trả
a. Phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòaán và Thẩm tra viên thuộc biên chế trả lương của Tòa án nào thì do Tòa án đó chi trả;
b. Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành.
c. Mức phụ cấp trách nhiệm quy định tại Thông tư này không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Theo quy định thì mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Thẩm phán thuộc biên chế trả lương của Tòa án nhân dân tối cao nào thì do Tòa án nhân dân tối cao đó chi trả.
Lưu ý: Mức phụ cấp trách nhiệm không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Muốn trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào?
Theo Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, muốn trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?