Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng mới nhất? Nộp hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng tại đâu?
Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng mới nhất hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định cụ thể về mức phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng và lệ phí cấp thẻ công chứng viên như sau:
Như vậy, hiện nay mức phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng được thực hiện như sau:
- Thẩm định để cấp mới Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng: 1.000.000 đồng;
- Thẩm định để cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng: 500.000 đồng.
Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng (Hình từ Internet)
Trụ sở của Văn phòng công chứng phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì trụ sở của Văn phòng công chứng phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể sau đây:
- Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp;
- Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
Lưu ý:
- Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.
Nộp hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng tại cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Công chứng 2014 công chứng viên muốn thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Cụ thể, việc thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng
Các công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
* Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng tại
- Đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
Bước 02: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 03: Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
* Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm:
- Tên gọi của Văn phòng công chứng;
- Họ tên Trưởng Văn phòng công chứng;
- Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
- Danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của Văn phòng công chứng (nếu có).
* Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng tại đây
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án thành lập;
- Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng (nếu có).
Bước 04: Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
* Tải một số mẫu đơn liên quan đến việc thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng tại
- Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng tại
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?