Mức phí nhận nuôi con nuôi đối với công dân Việt Nam tạm trú tại nước ngoài đăng ký nhận nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam là bao nhiêu?
- Mức phí nhận nuôi con nuôi đối với công dân Việt Nam tạm trú tại nước ngoài đăng ký nhận nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được giải quyết trong bao lâu?
Mức phí nhận nuôi con nuôi đối với công dân Việt Nam tạm trú tại nước ngoài đăng ký nhận nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP như sau:
Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức phí nhận nuôi con nuôi đối với công dân Việt Nam tạm trú tại nước ngoài đăng ký nhận nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam là 150 đô la Mỹ cho 1 trường hợp.
Trong đó, mức tiền nêu trên được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài khoản công bố.
Mức phí nhận nuôi con nuôi đối với công dân Việt Nam tạm trú tại nước ngoài đăng ký nhận nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam là bao nhiêu?
Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 169/QĐ-BTP năm 2021. Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm: 01 Hồ sơ của người nhận con nuôi và 01 Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi.
Cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ của người nhận con nuôi:
- Đơn xin nhận con nuôi trong nước;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp:
Trường hợp người nhận con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, phiếu lý lịch tư pháp có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi cư trú cấp.
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:
+ Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Giấy khám sức khỏe:
Trường hợp người nhận con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, giấy khám sức khỏe có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi cư trú cấp.
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế:
Trường hợp người nhận con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi tạm trú cấp.
(2) Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:
- Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp:
Trường hợp người được nhận làm con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, giấy khám sức khỏe có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người được nhận làm con nuôi cư trú cấp.
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Một trong các giấy tờ sau:
+ Đối với trẻ em mồ côi: Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết;
+ Đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích: Quyết định của TA tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích;
+ Đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự: Quyết định của TA tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người được nhận làm con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, các giấy tờ tương ứng nêu trên có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người được nhận làm con nuôi cư trú cấp.
Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được giải quyết trong bao lâu?
Theo quy định tại Căn cứ tiểu mục 4 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 169/QĐ-BTP năm 2021. Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được giải quyết như sau:
- Thời gian cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người có liên quan: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời gian cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ, tổ chức giao nhận con nuôi, ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi: 20 ngày, kể từ khi lấy ý kiến của những người liên quan.
Trong đó, bao gồm thời gian những người có liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi: 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến.
- Trường hợp cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài yêu cầu cơ quan trong nước xác minh thì thời gian cơ quan trong nước tiến hành xác minh là 30 ngày, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
- Tổ chức tín dụng cấp tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc gì theo quy định pháp luật?
- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có được chuyển đổi sang phương pháp kê khai không?
- Rủi ro tín dụng là gì? Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm những nội dung nào?
- Tài khoản giao thông được kết nối với mấy phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ?