Mức phí công chứng hợp đồng vay tiền mới nhất hiện nay? Mức thu phí công chứng hợp đồng được xác định dựa vào đâu?
Mức thu phí công chứng hợp đồng được xác định dựa vào đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, cụ thể như sau:
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
- Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
- Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
- Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.
- Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
- Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
- Công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
- Công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá: Tính trên giá trị tài sản bán được.
Lưu ý:
- Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó;
Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì bạn có thể xem thêm bảng mức phí công chứng cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC
Mức phí công chứng hợp đồng vay tiền (Hình từ Internet)
Mức phí công chứng hợp đồng vay tiền mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì phí công chứng hợp đồng vay tiền sẽ được tính dựa trên giá trị khoản vay, cụ thể như sau:
Như vậy, để xác định được mức thu phí hợp đồng vay tiền thì phải căn cứ dựa vào giá trị khoản vay là bao nhiêu, từ đó đối chiếu với biểu mức thu phí nêu trên.
Lưu ý:
Mức thu phí công chứng quy định trên đây được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Người yêu cầu công chứng cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo Điều 47 Luật Công chứng 2014 thì người yêu cầu công chứng phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
- Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
- Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
- Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
- Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.
Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.
Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?