Mức phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường mới nhất được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP như thế nào?
- Mức phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP như thế nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong hoạt động xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
- Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường dựa trên những căn cứ nào?
Mức phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP như thế nào?
Mức phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Điều 51 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:
- Mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
Xem file mức phí bảo hiểm tại đây.
- Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Trường hợp có sự thay đổi về số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động thực hiện theo hướng dẫn sau:
+ Trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng có sự thay đổi, nhà thầu thi công xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm việc thay đổi nêu trên kèm theo danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc giảm (đối với trường hợp thay đổi về số lượng lao động), danh sách công việc của người lao động thay đổi (đối với trường hợp thay đổi công việc của người lao động).
+ Trường hợp phát sinh tăng số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm tăng rủi ro được bảo hiểm, nhà thầu thi công xây dựng phải nộp phần phí bảo hiểm tăng thêm trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo.
+ Trường hợp phát sinh giảm số lượng lao động, thay đổi công việc của người lao động làm giảm rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho nhà thầu thi công xây dựng phần phí bảo hiểm giảm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã thanh toán thừa trước ngày 15 của tháng kế tiếp tháng thông báo với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh khiếu nại hoặc đã phát sinh khiếu nại nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
+ Nếu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo theo quy định tại điểm a khoản này và thanh toán phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản này, hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh tăng hoặc chấm dứt hiệu lực đối với danh sách người lao động phát sinh giảm;
Hợp đồng bảo hiểm tự động có hiệu lực đối với công việc được thay đổi của người lao động kể từ ngày phát sinh sự thay đổi thực tế theo đề nghị của người được bảo hiểm.
Mức phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong hoạt động xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
Tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giải quyết bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên 3 nguyên tắc sau:
- Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, bên mua bảo hiểm phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
+ Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
+ Thực hiện, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường dựa trên những căn cứ nào?
Tại Điều 50 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về thời hạn bảo hiểm như sau:
Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Theo đó, việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?