Mức phạt khi sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác ra sao?
Mức phạt khi sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác ra sao?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Tại Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về các vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng như sau:
Vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác để hành nghề, bao gồm:
a) Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;
b) Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
c) Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng;
d) Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
đ) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
e) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này;
Đồng thời, Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 2 lần cá nhân.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng giấy phép xuất khẩu nhập khẩu giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác sẽ bị phạt tiền như sau:
- Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Mức phạt khi sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác ra sao? (Hình từ Internet)
Có phải nộp lại giấy phép khi sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại các loại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Theo đó, có thể thấy, pháp luật quy định nộp lại giấy phép trong trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
...
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này;
Như vậy, theo các quy định trên, chỉ áp dụng biện pháp nộp lại giấy phép trong trường hợp cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
Đối với hành vi sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác, cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
2. Nghị định này thay thế các quy định tại các văn bản sau đây:
a) Các nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống cây trồng quy định từ Điều 1 đến Điều 18 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại các Điều 32, 39 và 40 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;
d) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?