Mức phạt hành chính về hành vi săn bắt thú rừng, động vật rừng quý hiếm là bao nhiêu? Đối với hành vi săn bắt thú rừng, động vật rừng quý hiếm trong trường hợp nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Mức phạt hành chính về hành vi săn bắt thú rừng, động vật rừng quý hiếm
Săn bắt thú rừng, động vật rừng quý hiếm có thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào giá trị và mức độ quý hiếm của động vật bị săn bắt mà có thể chia làm 2 trường hợp: bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:
"Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.
1a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
..."
Như vậy, có tới 14 mức phạt hành chính đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật. người nào có hành vi săn bắt trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sẽ bị phạt ít nhất là 05 triệu đồng và nhiều nhất là 400 triệu đồng, tùy theo giá trị và loại động vật (động vật rừng thông thường hay động vật quý hiếm). Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm. Và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường như là một biện pháp khắc phục hậu quả.
Mức phạt hành chính về hành vi săn bắt thú rừng, động vật rừng quý hiếm là bao nhiêu?
Khái quát cụ thể về động vật hoang dã và động vật nguy cấp, quý, hiếm
Trong đó, căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP quy định như sau:
- Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật rừng thông thường và các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục II, Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi săn bắt thú rừng, động vật rừng quý hiếm
Người nào thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 57 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
"Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
e) Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;
g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
..."
Như vậy, theo các quy định trên thì người nào có hành vi săn bắt trái phép thú rừng, động vật rừng quý hiếm thì tùy theo từng mức độ sẽ có các mức hình phạt khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin? Đối tượng của Kinh tế chính trị Mác Lê nin là gì?
- Bảng lương Viên chức năm 2025 chi tiết thế nào? Tăng lương Viên chức năm 2025 trong trường hợp nào?
- Thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo thực hiện theo Nghị định 125 như thế nào?
- Người nộp thuế có bị ấn định thuế khi không xuất trình sổ kế toán xác định số tiền thuế phải nộp không?
- Khảo sát hiện trạng công trình là gì? Nhà thầu thực hiện khảo sát có được từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát?