Mức hưởng trợ cấp hàng tháng dành cho người cao tuổi không có lương hưu quy định mới nhất là bao nhiêu?
- Người cao tuổi không có lương hưu có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?
- Mức hưởng trợ cấp hàng tháng dành cho người cao tuổi không có lương hưu theo quy định mới nhất là bao nhiêu?
- Người nhận chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm như thế nào?
Người cao tuổi không có lương hưu có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?
Người cao tuổi không có lương hưu có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không, căn cứ theo điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Như vậy, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện hộ nghèo mà không có lương hưu thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Ngoài ra, các trường hợp người cao tuổi khác cũng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện hộ nghèo mà không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng dành cho người cao tuổi không có lương hưu quy định mới nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng dành cho người cao tuổi không có lương hưu theo quy định mới nhất là bao nhiêu?
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng dành cho người cao tuổi không có lương hưu theo quy định mới nhất là bao nhiêu, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
...
Căn cứ theo điểm đ khoản 6 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
...
đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
...
Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.
Như vậy, đối với người cao tuổi không thuộc diện hộ nghèo mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được hưởng mức trợ cấp xã hội hằng tháng theo hệ số 1,0.
Cùng với đó các trường hợp người cao tuổi khác cũng sẽ được hưởng mức trợ cấp xã hội khác nhau như sau:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Hệ số 1,5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi sẽ được hưởng số tiền là: 750.000 đồng/tháng.
+ Hệ số 2,0 từ đủ 80 tuổi trở lên sẽ được hưởng số tiền là: 1.000.000 đồng/tháng.
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Hệ số 1,0 sẽ được hưởng số tiền là: 500.000 đồng/tháng.
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
+ Hệ số 3,0 sẽ được hưởng số tiền là 1.500.000 đồng/tháng.
Người nhận chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm như thế nào?
Người nhận chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về người nhận chăm sóc người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người cao tuổi;
+ Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người cao tuổi;
+ Có điều kiện kinh tế;
+ Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người cao tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?