Mức học bổng chính sách nội trú đối với người khuyết tật thuộc người dân tộc thiểu số học trường trung cấp nghề là bao nhiêu?
- Người khuyết tật là người dân tộc thiểu số học trường trung cấp nghề có thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú không?
- Mức học bổng chính sách nội trú đối với người khuyết tật thuộc người dân tộc thiểu số học trường trung cấp nghề là bao nhiêu?
- Các khoản hỗ trợ khác dành cho người dân tộc thiểu số là người khuyết tật học trường trung cấp nghề được hưởng chính sách nội trú gồm những khoản nào?
Người khuyết tật là người dân tộc thiểu số học trường trung cấp nghề có thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về Đối tượng được hưởng chính sách nội trú như sau:
Đối tượng được hưởng chính sách nội trú
Đối tượng được hưởng chính sách nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
1. Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;
2. Người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;
3. Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
Theo đó, người dân tộc thiểu số là người khuyết tật học trung cấp nghề thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú.
Mức học bổng chính sách nội trú đối với người khuyết tật thuộc người dân tộc thiểu số học trường trung cấp nghề là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 53/2015/QĐ-TTg quy định về Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác như sau:
Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác
1. Mức học bổng chính sách
a) 100% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật;
b) 80% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
c) 60% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
...
Mức học bổng chính sách nội trú được quy định như sau:
- 100% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật;
- 80% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
- 60% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
Như vậy, mức học bổng chính sách nội trú đối với người khuyết tật thuộc người dân tộc thiểu số học trường trung cấp nghề là 100% mức tiền lương cơ sở/tháng.
Người dân tộc thiểu số (Hình từ Internet)
Các khoản hỗ trợ khác dành cho người dân tộc thiểu số là người khuyết tật học trường trung cấp nghề được hưởng chính sách nội trú gồm những khoản nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 53/2015/QĐ-TTg quy định về Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác như sau:
- Hỗ trợ một lần số tiền 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân như: chăn cá nhân, áo ấm (nếu cần), màn cá nhân, chiếu cá nhân, áo đi mưa và quần áo bảo hộ lao động theo nghề đào tạo;
- Hỗ trợ 150.000 đồng đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán;
- Mỗi học sinh, sinh viên được hỗ trợ mỗi năm một lần tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại:
+ Mức 300.000 đồng/năm đối với học sinh, sinh viên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Mức 200.000 đồng/năm đối với các đối tượng còn lại.
Các đối tượng được hưởng chính sách nội trú được miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; lệ phí tuyển sinh; cấp sổ khám sức khoẻ, khám sức khoẻ hàng năm; cấp Thẻ bảo hiểm y tế; cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?