Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2022-2025?
Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là ai?
Căn cứ Phụ lục 04 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm các đối tượng như sau:
"Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ trường hợp đóng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều 8 Chương III Thông tư số 01/2016/TT BLĐTBXH), đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố;
- Người lao động giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm);
- Người tham gia khác.
(Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo quy định tại Quyết định số 13/2001/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025)"
Như vậy, đối tượng được tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố;
- Người lao động giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm);
- Người tham gia khác.
Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2022-2025? (Hình từ internet)
Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ Phụ lục 04 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định về mức người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) như sau:
"III. Mức hỗ trợ
Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định, cụ thể:
- Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo.
- Hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác.
(Mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ)."
Như vậy, mức hỗ trợ thêm của người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) như sau:
- Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo.
- Hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác.
Quy định về việc nguồn kinh phí thực hiện như thế nào?
Căn cứ Phụ lục 04 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định về nguồn kinh phí thực hiện như sau:
- Ngân sách cấp quận, huyện, thị xã.
- Riêng năm 2022, đối với các huyện, thị xã khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, UBND các huyện, thị xã tổng hợp kinh phí hỗ trợ gửi Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố bổ sung kinh phí cho các huyện, thị xã triển khai thực hiện chính sách
Thời gian thực hiện: Từ 01/8/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?