Mức đóng BHXH cho người lao động nước ngoài theo quy định hiện nay là bao nhiêu và phương thức đóng như thế nào?
Người lao động nước ngoài có thuộc trong đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi:
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Mức đóng BHXH cho người lao động nước ngoài theo quy định hiện nay là bao nhiêu và phương thức đóng như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức đóng BHXH cho người lao động nước ngoài theo quy định hiện nay là bao nhiêu và phương thức đóng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, về mức đóng BHXH và phương thức đóng BHXH cho người lao động nước ngoài như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
- Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.
- Căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo quy định nêu trên, thì mức đóng và phương thức đóng BHXH cho người lao động nước ngoài hiện nay như sau:
(1) Đối với người lao động
- Quỹ hưu trí và tử tuất: 8%
(2) Đối với người sử dụng lao động
- Quỹ hưu trí và tử tuất: 14%
- Quỹ ốm đau và thai sản: 3%
Người lao động nước ngoài có phải tham gia BHYT hay không? Nếu có mức đóng là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT của người lao động nước ngoài như sau:
Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
...
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được xem là đối tượng phải tham gia BHYT. Với mức đóng BHYT cụ thể như sau:
- Người lao động: 1,5% mức tiền lương tháng.
- Người sử dụng lao động: 3% mức tiền lương tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để đảm bảo điều kiện khởi công xây dựng công trình, ngoài việc phải có giấy phép xây dựng thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Thiết bị y tế loại B là gì? Thiết bị y tế loại B nào được mua bán như các hàng hóa thông thường?
- Có được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người được thuê làm giám đốc không?
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu của các bên có liên quan không?
- Tải mẫu mới nhất phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng dịch vụ tư vấn? Lưu ý khi lập phụ lục?