Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024? Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng là bao nhiêu?
Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024 được xác định như sau:
Phương thức đóng | Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện | Ghi chú |
Đóng hàng tháng | Mức đóng = 22% x Mức thu nhập do người tham gia lựa chọn | - Trường hợp thuộc các đối tượng được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện thì mức đóng hàng tháng sẽ trừ ra mức Nhà nước hỗ trợ. - Mức thu nhập tối đa đóng BHXH tự nguyện là 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm. |
Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần | Mức đóng = Mức đóng hàng tháng x3 (hoặc x6 hoặc x12) tùy theo phưng thức đóng | - Trong thời gian đóng, nếu Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng. - Trong thời gian đóng, được hoàn trả 01 phần số tiền đã đóng nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau: + Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; + Hưởng bảo hiểm xã hội một lần; + Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết. |
Đóng 01 lần cho nhiều năm về sau | Mức đóng = Tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. | Trong thời gian đóng, được hoàn trả 01 phần số tiền đã đóng nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau: - Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; - Hưởng bảo hiểm xã hội một lần; - Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết. |
Đóng một lần cho những năm còn thiếu | Mức đóng =Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng. |
Lưu ý: Về mức thu nhập hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Căn cứ Nghị quyết 104/2023/QH15, chính thức từ 01/7/2024 sẽ thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Cụ thể, lương cơ sở từ thời điểm này sẽ chính thức bị bãi bỏ.
Do vậy, từ 01/7/2024, quy định mức thu nhập hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất sẽ không còn phù hợp, cần có những quy định cụ thể để hướng dẫn thực hiện.
Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2024? Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Có được thay đổi phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Thay đổi phương thức đóng, mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi phương thức đóng sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có những chế độ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì, bảo hiểm xã hội tự nguyện có 02 chế độ bao gồm:
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?