Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định thế nào?
- Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động là công dân nước ngoài gồm những gì?
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, theo quy định, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định thế nào?
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 14 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 13 của Nghị định này thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động là công dân nước ngoài gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu được quy định tại Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết bảo hiểm xã hội
1. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với lao động Việt Nam và thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật bảo hiểm xã hội; Điều 57, 58, 59, 60, 61 và 62 của Luật an toàn, vệ sinh lao động; Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 9, 10, 13, 14, 17, 18, 21, 22, 25 và Điều 26 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP trừ quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 16 của Nghị định này.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động là công dân nước ngoài gồm:
(1) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
(2) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục quyết định đầu tư dự án mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ thuộc cơ quan trung ương quản lý ra sao?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân mới nhất theo Nghị định 126 là mẫu nào? Tải về Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân ở đâu?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc chia công ty thế nào? Tải về mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông?
- Những bức tranh vẽ về ý tưởng trẻ thơ đẹp nhất 2024 2025? Vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ đơn giản 2024 2025?
- Viết đoạn văn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta văn 8 hay nhất, chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?