Mục đích hoạt động của Liên đoàn Judo Việt Nam là gì? Liên đoàn có tư cách pháp nhân hay không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Liên đoàn Judo Việt Nam. Cho tôi hỏi mục đích hoạt động của Liên đoàn Judo Việt Nam là gì? Liên đoàn có tư cách pháp nhân hay không? Câu hỏi của chị Thùy Dương ở Bình Định.

Mục đích hoạt động của Liên đoàn Judo Việt Nam là gì?

Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Judo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/2002/QĐ-BTCCBCP quy định về mục đích của Liên đoàn Judo Việt Nam như sau:

Mục đích của Liên đoàn Judo Việt Nam là tuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn quần chúng tham gia tập luyện, thi đấu môn thể thao võ thuật Judo để phát triển chung nhằm mục đích giáo dục rèn luyện thể chất, phát triển tài năng, không ngừng nâng cao thành tích phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và đối ngoại của quốc gia.

Theo đó, mục đích hoạt động của Liên đoàn Judo Việt Nam là tuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn quần chúng tham gia tập luyện, thi đấu môn thể thao võ thuật Judo để phát triển chung nhằm mục đích giáo dục rèn luyện thể chất, phát triển tài năng, không ngừng nâng cao thành tích.

Đồng thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và đối ngoại của quốc gia.

Liên đoàn Judo Việt Nam

Liên đoàn Judo Việt Nam (Hình từ Internet)

Liên đoàn Judo Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không?

Căn cứ Điều 4 Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Judo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/2002/QĐ-BTCCBCP quy định về Liên đoàn Judo Việt Nam như sau:

Liên đoàn Judo Việt Nam có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, con dấu, tài khoản và có trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo quy định trên, Liên đoàn Judo Việt Nam có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, con dấu, tài khoản và có trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ của Liên đoàn Judo Việt Nam được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Judo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/2002/QĐ-BTCCBCP về nhiệm vụ chủ yếu của Liên đoàn Judo Việt Nam như sau:

Liên đoàn Judo Việt Nam có những nhiệm vụ chủ yếu sau;
1. Tổ chức vận động quần chúng tham gia tập luyện môn Judo, đặc biệt chú ý đến thanh thiếu niên, học sinh. Phổ biến các phương pháp tập luyện. Các tiêu chuẩn rèn luyện thể lực, các hình thức thi đấu Judo.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước để hoàn thiện hệ thống thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc, sau khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước về Thể dục thể thao, điều hành các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế, ban hành thống nhất trong toàn quốc về điều lệ thi đấu và các qui định có liên quan.
3. Đề xuất với các cơ quan Nhà nước các nội dung sau:
- Tuyển chọn danh sách vận động viên đội dự tuyển, đội tuyển quốc gia.
- Chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng sử dụng trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên để khuyến khích phát triển nâng cao trình độ.
- Kế hoạch, phương hướng, biện pháp tổ chức chỉ đạo kiện toàn và thành lập các tổ chức Judo cấp tỉnh, thành, ngành trong cả nước.
- Sửa chữa xây dựng phòng tập, trang thiết bị, dụng cụ để phục vụ cho người tập luyện và thi đấu.
- Việc khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức thành viên, hội viên danh dự, hội viên bảo trợ và phong cấp, giáng cấp tước bỏ danh hiệu được phong đối với trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên khi vi phạm.
4. Đặt mối quan hệ với Liên đoàn Judo quốc tế, Liên đoàn Judo Châu Á, Liên đoàn Judo các quốc gia khác, các tổ chức Olympic quốc tế (IOC) nhằm tăng cường hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ trong lĩnh vực phát triển môn Judo.
5. Tổ chức hoạt động để xây dựng quỹ theo đúng pháp luật của Nhà nước.

Theo đó, Liên đoàn Judo Việt Nam có những nhiệm vụ chủ yếu được quy định tại Điều 5 nêu trên.

Trong đó có nhiệm vụ Tổ chức vận động quần chúng tham gia tập luyện môn Judo, đặc biệt chú ý đến thanh thiếu niên, học sinh. Phổ biến các phương pháp tập luyện. Các tiêu chuẩn rèn luyện thể lực, các hình thức thi đấu Judo.

Đồng thời đặt mối quan hệ với Liên đoàn Judo quốc tế, Liên đoàn Judo Châu Á, Liên đoàn Judo các quốc gia khác, các tổ chức Olympic quốc tế (IOC) nhằm tăng cường hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ trong lĩnh vực phát triển môn Judo.

Liên đoàn Judo Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 11 Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn Judo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/2002/QĐ-BTCCBCP quy định về nguyên tắc tổ chức như sau:

Nguyên tắc tổ chức
Liên đoàn Judo Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ và tự nguyện. Cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn do Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể từng cấp bầu cử theo thể thức bỏ phiếu kín.

Như vậy, Liên đoàn Judo Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ và tự nguyện.

Đồng thời cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn do Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể từng cấp bầu cử theo thể thức bỏ phiếu kín.

Liên đoàn Judo Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục đích hoạt động của Liên đoàn Judo Việt Nam là gì? Liên đoàn có tư cách pháp nhân hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên đoàn Judo Việt Nam
811 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên đoàn Judo Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào