Mục đích hoạt động của Hội Nhà văn Việt Nam là gì? Hội Nhà văn Việt Nam hoạt động trên phạm vi nào?
Mục đích hoạt động của Hội Nhà văn Việt Nam là gì?
Theo Điều 2 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội Nhà văn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân Việt Nam là các nhà văn, được thành lập nhằm mục đích tập hợp đoàn kết và động viên hội viên phát huy trí tuệ và tài năng để xây dựng nền văn học Việt Nam yêu nước, nhân văn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng nền văn học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hội tôn trọng phong cách riêng của mỗi nhà văn và khuyến khích đổi mới trong sáng tạo văn học, nhằm phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, vì hòa bình và hợp tác hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
Theo quy định trên, mục đích hoạt động của Hội Nhà văn Việt Nam là tập hợp đoàn kết và động viên hội viên phát huy trí tuệ và tài năng để xây dựng nền văn học Việt Nam yêu nước, nhân văn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo.
Đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng nền văn học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hội tôn trọng phong cách riêng của mỗi nhà văn và khuyến khích đổi mới trong sáng tạo văn học, nhằm phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, vì hòa bình và hợp tác hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
Hội Nhà văn Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Nhà văn Việt Nam hoạt động trên phạm vi nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định về phạm vi, lĩnh vực hoạt động như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hoạt động trong phạm vi cả nước, trong lĩnh vực văn học theo quy định của pháp luật
2. Hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực văn học và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội có quan hệ hoạt động về chuyên môn với các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành, các Hội văn học nghệ thuật địa phương và các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương. Hội có quan hệ với các Hội Nhà văn, các tổ chức văn học và các nhà văn nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau đóng góp vào tình hữu nghị giữa các nền văn học trên thế giới.
Theo đó, Hội Nhà văn Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực văn học theo quy định của pháp luật.
Hội Nhà văn Việt Nam có những quyền hạn nào?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Hội, Chi hội và hội viên theo quy định của Điều lệ Hội.
7. Kiến nghị với Nhà nước trong việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và các giải thưởng khác cho các nhà văn theo quy định của pháp luật.
8. Xét tặng giải thưởng hàng năm cho các tác phẩm văn học có chất lượng cao theo quy định của Hội và của pháp luật.
9. Khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức, cơ quan trực thuộc Hội, Chi hội, hội viên và cán bộ nhân viên thuộc Hội; khen thưởng tập thể, cá nhân là công dân Việt Nam đang sống ở trong nước và nước ngoài có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp phát triển văn học nước nhà theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
10. Quyết định những vấn đề về kế hoạch tài chính, tài sản của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
11. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.
Như vậy, Hội Nhà văn Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?