Mục đích của việc ký kết hợp đồng BOT dự án e GP là gì? Doanh nghiệp dự án e GP có được sử dụng các thông tin về dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không?
Mục đích của việc ký kết hợp đồng BOT dự án e GP là gì? Doanh nghiệp dự án e-GP là gì?
Căn cứ tại khoản 11, 12 Điều 3 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT thì:
- Hợp đồng BOT dự án e GP là hợp đồng được ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Nhà đầu tư (Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT) để đầu tư, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, nâng cấp và chuyển giao Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hình thức đối tác công tư.
Hay nói cách khác, mục đích của việc ký kết hợp đồng BOT dự án e GP là để đầu tư, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, nâng cấp và chuyển giao Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hình thức đối tác công tư.
- Doanh nghiệp dự án e GP là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia do Nhà đầu tư (Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT) thành lập theo quy định tại Hợp đồng BOT Dự án e GP. Doanh nghiệp dự án e GP và Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia (sau đây gọi là Trung tâm) thực hiện trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống quy định tại Điều 52 của Luật Đấu thầu 2023.
Mục đích của việc ký kết hợp đồng BOT dự án e GP là gì? Doanh nghiệp dự án e GP có được sử dụng các thông tin về dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp dự án e GP có được sử dụng các thông tin về dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không?
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp dự án e GP là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia do Nhà đầu tư (Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT) thành lập theo quy định tại Hợp đồng BOT Dự án e GP.
Doanh nghiệp dự án e GP và Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia (sau đây gọi là Trung tâm) thực hiện trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống quy định tại Điều 52 của Luật Đấu thầu 2023.
Đối chiếu với quy định tại Điều 52 Luật Đấu thầu 2023 về trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
Trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
1. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật cơ sở dữ liệu của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Bảo đảm tính toàn vẹn của các hồ sơ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, ngăn chặn hành vi truy cập trái phép, thay thế hồ sơ bất hợp pháp.
3. Bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cho người dùng và quản lý hồ sơ người dùng; có cơ chế ghi lại thông tin và truy xuất nguồn gốc thông tin theo thời gian, hành động trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Xây dựng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bảo đảm tương thích với các hệ thống khác; giao diện thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
5. Quản trị rủi ro an toàn thông tin, an ninh mạng của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
6. Không được sử dụng các thông tin về dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư và thông tin khác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để phục vụ cho các mục đích không thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức vận hành Hệ thống.
7. Bảo đảm hệ thống phần cứng đáp ứng yêu cầu triển khai hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp dự án e GP không được sử dụng các thông tin về dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư và thông tin khác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để phục vụ cho các mục đích không thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
06 yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
06 yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định tại Điều 51 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể như sau:
(1) Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
(2) Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
(3) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
(4) Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
(5) Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.
(6) Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác.
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?