Mục đích của tiền đặt cọc thuê trọ là gì? Tiền đặt cọc thuê trọ có lấy lại được không? Có cần lập hợp đồng đặt cọc thuê trọ bằng văn bản?
Mục đích của tiền đặt cọc thuê trọ là gì?
Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
...
Theo đó, việc đặt cọc được thực hiện thông qua việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, mục đích của việc đặt cọc khi thuê trọ nhằm bao đảm giao kết hợp đồng thuê trọ hoặc thực hiện hợp đồng thuê trọ hoặc vừa bao đảm giao kết và thực hiện hợp đồng thuê trọ, điều này tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đặt cọc.
Mục đích của tiền đặt cọc thuê trọ là gì? Tiền đặt cọc thuê trọ có lấy lại được không? Có cần lập hợp đồng đặt cọc thuê trọ bằng văn bản? (Hình từ Internet)
Tiền đặt cọc thuê trọ có lấy lại được không?
Tiền đặt cọc khi thuê trọ có lấy lại được không thì căn cứ theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 pháp luật quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc
...
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc như sau:
Quyền, nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc, ký cược
1. Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
b) Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý;
c) Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược.
Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
d) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
...
Như vậy, trường hợp hợp đồng thuê trọ được giao kết thì tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê trọ theo thỏa thuận các bên.
Trường hợp các bên các bên thỏa thuận tiền đặt cọc bảo đảm giao kết hợp đồng thuê trọ và bảo đảm thực hiện hợp đồng thuê trọ thì sẽ được trả lại cho bên đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê trọ.
Ngoài ra, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thuê trọ thì tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thuê trọ thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Lưu ý: Các bên có quyền thỏa thuận với nhau về các trường hợp mất cọc và phạt cọc. Pháp luật ưu tiên áp dụng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận phù hợp quy định và không vi phạm điều cấm của luật.
Hợp đồng đặt cọc thuê trọ có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.
Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hợp đồng đặt cọc thuê trọ là hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giao kết, thực hiện hợp đồng thuê trọ. Và pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải lập thành văn bản.
Tuy nhiên, để bảo đảm tối đa quyền lợi của bản thân các bên nên thỏa thuận đặt cọc bằng văn bản và quy định rõ các điều khoản để có thể dễ dàng giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?