Mục đích của phòng thủ dân sự cấp độ 3 là gì? Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng trong phạm vi nào?
Mục đích của phòng thủ dân sự cấp độ 3 là gì? Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng trong phạm vi nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về cấp độ phòng thủ dân sự như sau:
Cấp độ phòng thủ dân sự
...
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
...
Như vậy, phòng thủ dân sự áp dụng cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là phòng thủ dân sự cấp độ 3.
Theo đó, phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Lưu ý: Căn cứ xác định cấp độ phòng thủ dân sự bao gồm:
- Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng và hậu quả có thể xảy ra của sự cố, thảm họa;
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, đặc điểm tình hình quốc phòng, an ninh của địa bàn chịu ảnh hưởng của sự cố, thảm họa;
- Diễn biến, mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
- Khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của chính quyền địa phương và lực lượng phòng thủ dân sự.
Mục đích của phòng thủ dân sự cấp độ 3 là gì? Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng trong phạm vi nào? (hình từ internet)
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 bao gồm các biện pháp nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3
1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 bao gồm:
a) Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
b) Cách ly lập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;
c) Tạm dừng hoạt động của trường học;
d) Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;
đ) Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
e) Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ;
g) Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 3 bao gồm các biện pháp:
(1) Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Phòng thủ dân sự 2023;
(2) Cách ly lập trung, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn;
(3) Tạm dừng hoạt động của trường học;
(4) Tạm dừng tổ chức lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sự kiện và hoạt động khác có tập trung đông người;
(5) Hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu thấy cần thiết để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng;
(6) Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa, trừ trường hợp vì lý do công vụ;
(7) Tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp; áp dụng giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Nguồn lực cho phòng thủ dân sự bao gồm các nguồn nào?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Nguồn lực cho phòng thủ dân sự
1. Nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
c) Quỹ phòng thủ dân sự;
d) Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước ở khu vực biên giới, biển, hải đảo, khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.
3. Tài sản phục vụ phòng thủ dân sự do Nhà nước thống nhất quản lý bao gồm:
a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
...
Như vậy, nguồn lực cho phòng thủ dân sự bao gồm các nguồn:
- Ngân sách nhà nước;
- Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
- Quỹ phòng thủ dân sự;
- Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng Chạp là tháng gì? Tháng Chạp âm lịch gọi là gì? Tháng Chạp là tháng mấy Dương lịch 2025?
- Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT theo Nghị định 126? Thời hạn nộp thuế trong trường hợp khai bổ sung?
- Nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu là nhà đầu tư độc lập hay nhà đầu tư liên danh theo quy định?
- Nội dung hoạt động chỉ huy lực lượng phòng thủ dân sự như thế nào? Lực lượng nòng cốt trong phòng thủ dân sự?
- Dịch vụ sự nghiệp công là gì? Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước gồm những dịch vụ nào?