Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá là gì?
- Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá là gì?
- Kinh phí bảo đảm công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá được lấy từ đâu?
- Phạm vi và yêu cầu kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá được quy định như thế nào?
Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 323/2016/TT-BTC quy định về mục đích kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá như sau:
Mục đích kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá
1. Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá.
2. Phát hiện, chấn chỉnh và xử lý những sai phạm trong hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề, ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động thẩm định giá.
3. Sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định của pháp luật về thẩm định giá, Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
4. Rà soát, kiến nghị để thống nhất áp dụng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam trong hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Theo đó, mục đích của công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá là:
- Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá.
- Phát hiện, chấn chỉnh và xử lý những sai phạm trong hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề, ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động thẩm định giá.
- Sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định của pháp luật về thẩm định giá, Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
- Rà soát, kiến nghị để thống nhất áp dụng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam trong hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá (Hình từ Internert)
Kinh phí bảo đảm công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá được lấy từ đâu?
Theo Điều 5 Thông tư 323/2016/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2019/TT-BTC quy định về kinh phí kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá như sau:
Kinh phí kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá
1. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan kiểm tra và được sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nội dung chi và mức chi
a) Chi công tác phí cho cá nhân tham gia Đoàn kiểm tra được thực hiện theo chế độ quy định;
b) Chi hoạt động của Hội đồng và Tổ giúp việc của Hội đồng đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá bao gồm chi văn phòng phẩm được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế hợp pháp;
c) Đối với những khoản chi liên quan đến kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá không quy định tại điểm a, b khoản này, thủ trưởng cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kinh phí kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan kiểm tra và được sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung chi và mức chi cho công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá như sau:
- Chi công tác phí cho cá nhân tham gia Đoàn kiểm tra được thực hiện theo chế độ quy định;
- Chi hoạt động của Hội đồng và Tổ giúp việc của Hội đồng đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá bao gồm chi hội họp, chi văn phòng phẩm và các khoản chi khác cho hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Thủ trưởng cơ quan kiểm tra xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật những khoản chi liên quan đến kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá nếu không thuộc trường hợp sau đây:
+ Chi công tác phí cho cá nhân tham gia Đoàn kiểm tra được thực hiện theo chế độ quy định;
+ Chi hoạt động của Hội đồng và Tổ giúp việc của Hội đồng đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá bao gồm chi văn phòng phẩm được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế hợp pháp.
Phạm vi và yêu cầu kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 323/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 25/2019/TT-BTC) quy định về phạm vi, yêu cầu kiểm tra như sau:
Phạm vi, yêu cầu kiểm tra
1. Phạm vi kiểm tra
a) Các tài liệu, hồ sơ liên quan đến điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá và quản lý thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;
b) Các hồ sơ thẩm định giá do doanh nghiệp thực hiện: Hồ sơ thẩm định giá được lựa chọn để kiểm tra là những hồ sơ đã được phát hành trong thời kỳ kiểm tra hoặc thời kỳ khác trong thời gian lưu trữ bắt buộc theo quy định;
c) Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan trong quá trình kiểm tra.
2. Yêu cầu kiểm tra
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá;
b) Đảm bảo tính trung thực, độc lập, khách quan giữa Đoàn kiểm tra với doanh nghiệp được kiểm tra;
c) Tuân thủ các yêu cầu về bảo mật theo quy định của pháp luật.
Theo đó, phạm vi và yêu cầu kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá được quy định như sau:
- Phạm vi kiểm tra
+ Các tài liệu, hồ sơ liên quan đến điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá và quản lý thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;
+ Các hồ sơ thẩm định giá do doanh nghiệp thực hiện: Hồ sơ thẩm định giá được lựa chọn để kiểm tra là những hồ sơ đã được phát hành trong thời kỳ kiểm tra hoặc thời kỳ khác trong thời gian lưu trữ bắt buộc theo quy định;
+ Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan trong quá trình kiểm tra.
- Yêu cầu kiểm tra
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá;
+ Đảm bảo tính trung thực, độc lập, khách quan giữa Đoàn kiểm tra với doanh nghiệp được kiểm tra;
+ Tuân thủ các yêu cầu về bảo mật theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?