Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu theo quy định pháp luật?
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là bao nhiêu theo quy định mới?
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 77/2024/NĐ-CP như sau:
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi
1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn)”.
2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.
Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định mới là 2.789.000 đồng.
Lưu ý:
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng nêu trên được làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
Các mức quy định theo mức chuẩn được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý nhà nước về ưu đãi đối với người có công với cách mạng như nào?
Trách nhiệm của chính phủ trong quản lý nhà nước về ưu đãi đối với người có công với cách mạng được quy định tại Điều 48 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:
- Quy định thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; quy định thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn tồn đọng;
- Quy định mức hưởng và việc thực hiện trợ cấp, phụ cấp, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; chính sách, chế độ đối với người làm việc tại cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng; đầu tư cho công trình ghi công liệt sỹ, mộ liệt sỹ, cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công từ ngân sách nhà nước; quản lý công trình ghi công liệt sỹ, mộ liệt sỹ;
- Quy định chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quy định chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; đất dành riêng cho công trình ghi công liệt sỹ, cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng khác; hỗ trợ cơ sở vật chất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;
- Quy định chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thủy lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chính sách, chế độ đối với cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sỹ;
- Quy định về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin;
- Quy định việc thực hiện chính sách ưu đãi người nước ngoài có công với cách mạng;
- Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Quy định việc giám định y khoa để xem xét công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
Những đối tượng nào thuộc nhóm người có công với cách mạng?
Những đối tượng thuộc nhóm người có công với cách mạng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 như sau:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sỹ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
Lưu ý:
Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ thuộc nhóm đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ông bà, cha mẹ đêm giao thừa hay, ý nghĩa? Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Tết Âm lịch Ất Tỵ được nghỉ mấy ngày?
- Trong Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 tại các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang có phải công bố thủ tục xét thưởng không?
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao lâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đồng Tháp mới nhất? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đồng Tháp?
- Chi tiết 15 điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở TPHCM? Thời gian bắn pháo hoa Tết âm lịch TPHCM 2025 ra sao?