Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
Thành viên nào được hợp tác xã cho vay nội bộ? Thời hạn cho vay nội bộ của hợp tác xã là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 83 Luật Hợp tác xã 2023 có quy định như sau:
Hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Cho vay nội bộ là việc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho thành viên chính thức vay trong thời hạn không quá 12 tháng nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, không vì mục tiêu lợi nhuận, phải bảo toàn vốn, có hoàn trả và bù đắp đủ các khoản chi phí của hoạt động cho vay nội bộ. Hoạt động cho vay nội bộ không phải là hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, thành viên chính thức của hợp tác xã là đối tượng được hợp tác xã cho vay nội bộ.
Theo đó, thành viên chính thức hợp tác xã được vay nội bộ hợp tác xã trong thời hạn không quá 12 tháng nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, không vì mục tiêu lợi nhuận, phải bảo toàn vốn, có hoàn trả và bù đắp đủ các khoản chi phí của hoạt động cho vay nội bộ.
Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào? (Hình từ Internet)
Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu theo quy định mới?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 113/2024/NĐ-CP như sau:
Hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nguồn vốn cho vay nội bộ bao gồm: thu nhập còn lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế, tài chính khác, xử lý lỗ, trích lập các quỹ và phân phối cho thành viên theo quy định của Luật Hợp tác xã, vốn điều lệ, các nguồn vốn chủ sở hữu khác nhưng tối đa bằng 30% số vốn chủ sở hữu được ghi nhận tại báo cáo tài chính năm của năm trước liền kề của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi cơ quan quản lý thuế;
b) Việc cho vay nội bộ phải được Đại hội thành viên thông qua và quy định trong Điều lệ, trong đó bao gồm các nội dung chính: quản lý, kiểm tra việc cho vay nội bộ; biện pháp xử lý rủi ro; biện pháp xử lý đền bù thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong hoạt động cho vay nội bộ gây tổn thất cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Các điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 83 Luật Hợp tác xã.
2. Mức cho vay tối đa đối với một thành viên áp dụng trong từng thời kỳ do Đại hội thành viên quyết định, nhưng tối đa không quá 5% số vốn chủ sở hữu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng để hoạt động cho vay nội bộ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã đối với 01 thành viên hợp tác xã được áp dụng trong từng thời kỳ do Đại hội thành viên quyết định, nhưng tối đa không quá 5% số vốn chủ sở hữu của hợp tác xã được sử dụng để hoạt động cho vay nội bộ.
Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay nội bộ quá hạn của hợp tác xã thế nào?
Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay nội bộ quá hạn của hợp tác xã được quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 113/2024/NĐ-CP , cụ thể như sau:
Hoạt động cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
3. Hội đồng quản trị xem xét, quyết định về thời hạn cho vay với thành viên theo mục đích vay vốn và khả năng trả nợ của thành viên, nhưng thời hạn không quá 12 tháng.
4. Khung lãi suất cho vay nội bộ do Đại hội thành viên xem xét quyết định, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Hội đồng quản trị xem xét, quyết định lãi suất cho vay nội bộ cụ thể phù hợp với thời hạn cho vay, mục đích vay vốn nhưng không được vượt quá khung lãi suất cho vay nội bộ do Đại hội thành viên quyết định.
Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn trên dư nợ gốc ghi trong hợp đồng cho vay nội bộ.
Các mức lãi suất cho Vay phải được niêm yết công khai tại trụ sở hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Hội đồng quản trị và thành viên vay vốn thoả thuận kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền vay theo tháng, quý, mùa vụ hoặc trả nợ gốc và lãi tiền vay một lần khi đến hạn, trên cơ sở mục đích vay vốn và khả năng trả nợ của thành viên.
6. Việc cho thành viên vay vốn có bảo đảm bằng tài sản hoặc không phải bảo đảm bằng tài sản và biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ do Hội đồng quản trị trình Đại hội thành viên quyết định tùy theo mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay và mức vay, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự.
...
Theo đó, lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay nội bộ quá hạn của hợp tác xã tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn trên dư nợ gốc ghi trong hợp đồng cho vay nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?