Mức chi tối đa cho thù lao họp Hội đồng Giải báo chí Quốc gia và các Ban giúp việc là bao nhiêu?
- Mức chi tối đa cho thù lao họp Hội đồng Giải báo chí Quốc gia và các Ban giúp việc là bao nhiêu?
- Nội dung chi và mức chi đối với thù lao cho thành viên các Hội đồng Giải báo chí Quốc gia được quy định như thế nào?
- Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thực hiện đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia như thế nào?
Mức chi tối đa cho thù lao họp Hội đồng Giải báo chí Quốc gia và các Ban giúp việc là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 35/2015/TT-BTC thì mức chi tối đa cho thù lao họp Hội đồng Giải báo chí Quốc gia và các Ban giúp việc được quy định như sau:
Đối với thù lao họp Hội đồng Giải báo chí Quốc gia:
- Chủ tịch Hội đồng: 300.000 đồng/người/buổi;
- Thành viên Hội đồng: 200.000 đồng/buổi;
- Đại biểu dự và tham gia đóng góp ý kiến: 100.000 đồng/buổi.
Đối với thù lao các cuộc họp của các Ban giúp việc:
- Chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi;
- Đại biểu dự và tham gia đóng góp ý kiến: 100.000 đồng/người/buổi.
Trong đó, nội dung chi thù lao họp Hội đồng Giải báo chí Quốc gia và các Ban giúp việc được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 35/2015/TT-BTC; cụ thể như sau:
- Hội đồng Giải báo chí Quốc gia:
+ Chi các cuộc họp của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia để thực hiện việc xem xét, thẩm định, tham gia ý kiến, thông qua để ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Giải báo chí Quốc gia theo thẩm quyền:
++ Điều lệ giải, quy chế hướng dẫn tuyển chọn;
++ Xem xét, quyết định về cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng, quyết định trao giải thưởng cho các tác phẩm báo chí đạt giải thưởng hàng năm;
- Hội đồng sơ khảo:
+ Chi các cuộc họp của Hội đồng sơ khảo để thực hiện việc xem xét, tham gia ý kiến xây dựng các văn bản:
++ Điều lệ giải, quy định, quy chế làm việc của Hội đồng sơ khảo, quy chế tuyển chọn, thẩm định và cách thức chấm tác phẩm báo chí tham dự giải vòng sơ khảo;
++ Thảo luận, trao đổi, đánh giá tác phẩm báo chí, thống nhất lựa chọn ra những tác phẩm báo chí đạt tiêu chuẩn vòng sơ khảo có đủ điều kiện tham dự vòng chung khảo;
- Hội đồng chung khảo:
+ Chi các cuộc họp của Hội đồng chung khảo để thực hiện việc xem xét, tham gia ý kiến xây dựng các văn bản:
++ Điều lệ giải, quy định, quy chế làm việc của Hội đồng chung khảo, quy chế tuyển chọn, thẩm định và cách thức chấm tác phẩm báo chí tham dự giải vòng chung khảo;
++ Thảo luận, trao đổi, đánh giá tác phẩm báo chí, thống nhất lựa chọn ra những tác phẩm báo chí đủ điều kiện đạt giải thưởng qua chấm giải vòng chung khảo;
- Các Ban giúp việc, phục vụ Giải:
+ Chi các cuộc họp của các Ban giúp việc, phục vụ Giải để chuẩn bị nội dung và các vấn đề cần xin ý kiến tại các cuộc họp Hội đồng; gồm:
++ Ban Thư ký tổng hợp giải;
++ Ban Tài chính giải;
++ Ban Thông tin, tuyên truyền và vận động tài trợ.
Lưu ý: tùy theo khả năng kinh phí và quy mô, chất lượng Giải báo chí Quốc gia hàng năm, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam quyết định mức chi cho phù hợp và báo cáo Hội đồng Giải báo chí Quốc gia.
Mức chi tối đa cho thù lao họp Hội đồng Giải báo chí Quốc gia và các Ban giúp việc là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nội dung chi và mức chi đối với thù lao cho thành viên các Hội đồng Giải báo chí Quốc gia được quy định như thế nào?
Về nội dung chi thù lao thành viên các Hội đồng Giải báo chí Quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 35/2015/TT-BTC; cụ thể như sau:
- Hội đồng chấm giải vòng sơ khảo:
Chi thù lao thành viên Hội đồng sơ khảo thực hiện việc đánh giá, thẩm định, chấm điểm tác phẩm báo chí đã được tuyển chọn ở cấp cơ sở, chọn ra những tác phẩm báo chí đạt tiêu chuẩn vòng sơ khảo có đủ điều kiện tham dự vòng chung khảo.
- Hội đồng chấm giải vòng chung khảo:
+ Chi thù lao thành viên Hội đồng chung khảo thực hiện các công việc: Đọc và đánh giá tác phẩm báo in, báo Điện tử;
+ Nghe, xem tác phẩm báo nói, báo hình, ảnh báo chí; nhận xét, thẩm định tác phẩm báo chí đã được vào vòng chung khảo;
+ Bỏ phiếu kín để chọn ra những tác phẩm báo chí có đủ điều kiện đạt giải thưởng qua chấm vòng chung khảo, báo cáo Hội đồng Giải báo chí Quốc gia phê duyệt theo quy định.
Về mức chi thù lao cho thành viên các Hội đồng được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 35/2015/TT-BTC; cụ thể như sau:
Căn cứ dự toán ngân sách được giao; tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ xét, chấm giải các vòng sơ khảo, chung khảo năm trước, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia xem xét, quyết định mức chi thù lao xét, thẩm định và chấm giải năm sau của Hội đồng chấm giải vòng sơ khảo và chung khảo.
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thực hiện đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 1694/QĐ-TTg năm 2014 thì Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thực hiện đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia như sau:
(i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan:
- Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia; xây dựng tiêu chí, quy chế tuyển chọn, thẩm định và chấm tác phẩm tham dự giải, bảo đảm công bằng, khách quan, minh bạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Giải báo chí Quốc gia;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Giải báo chí Quốc gia.
(ii) Hằng năm, lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính để tổng hợp theo quy định; thực hiện việc báo cáo quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành về quản lý tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?