Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật đối với người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% ra sao?
- Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật đối với người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% ra sao?
- Các trường hợp nào không được chi trả bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường?
- Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định như thế nào?
Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật đối với người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% ra sao?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về các khoản chi trả đối với người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường.
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
...
2. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thi công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường; xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
3. Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá 6 tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm.
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm đ khoản nảy không vượt quá 100 triệu đồng cho một người trong một vụ đối với trường hợp tham gia giới hạn trách nhiệm bảo hiểm 100 triệu đồng.
4. Trường hợp tai nạn lao động xảy ra hoặc bệnh nghề nghiệp phát sinh gây thương tật cho người lao động và thương tật này bị làm trầm trọng thêm bởi các thương tật hoặc bệnh tật trước đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho phần bị làm trầm trọng thêm đó.
Như vậy, theo quy định trên tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật đối với người lao động thì công trên ông trường trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% như sau:
Xem chi tiết Bảng mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật tại đây.
Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật đối với người lao động thì công trên công trường trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào không được chi trả bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường?
Tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được chi trả bảo hiểm đối với người lao động như sau:
- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
- Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
- Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
- Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường được quy định như thế nào?
Tại Điều 50 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về thời hạn bảo hiểm như sau:
- Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
- Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?